Không phải ai cũng biết cách viết một mẫu đơn đề nghị kiểm tra chất lượng hợp pháp và đúng pháp luật. Hiểu rõ điều đó, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc mẫu đơn đề nghị kiểm tra chất lượng công trình chi tiết nhất hiện nay.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị kiểm tra chất lượng công trình là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị kiểm tra chất lượng công trình:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị kiểm tra chất lượng công trình:
- 4 4. Các quy định của pháp luật về kiểm tra chất lượng công trình””
- 4.1 4.1. Đoàn kiểm tra chất lượng công trình:
- 4.2 4.2. Trách nhiệm của Chủ đầu tư và các đơn vị tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khi Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra chất lượng công trình:
- 4.3 4.3. Kết luận về việc kiểm tra chất lượng công trình:
- 4.4 4.4. Nội dung kiểm tra chất lượng công trình:
1. Mẫu đơn đề nghị kiểm tra chất lượng công trình là gì?
Mẫu đơn đề nghị kiểm tra chất lượng công trình là văn bản được lập ra bởi chủ đầu tư gửi Sở Xây dựng nhằm mục đích yêu cầu họ kiểm tra chất lượng của công trình do mình để tiến hành hoàn tất thủ tục xây dựng và tiến đến hoàn công.
Mẫu đơn đề nghị kiểm tra chất lượng công trình được chủ đầu tư sử dụng để gửi Sở Xây dựng nhằm mục đích yêu cầu họ kiểm tra chất lượng của công trình do mình là chủ đầu tư để tiến hành hoàn tất thủ tục xây dựng.
2. Mẫu đơn đề nghị kiểm tra chất lượng công trình:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–—–—–—–—–—–
….., ngày…..tháng….năm…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
KÍNH GỬI:…….
Tôi tên: ………Sinh năm:………
Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà ở số:……… đường:……. phường (xã):……. quận (huyện):……… được phép xây dựng công trình tại địa chỉ nêu trên theo giấy phép xây dựng số: ………..ngày …….. tháng …….. năm……..do……. cấp.
– Đơn vị lập hoạ đồ thiết kế thi công:………
– Đơn vị thi công:………
Đã xây dựng hoàn chỉnh công trình nêu trên, bàn giao cho chủ đầu tư ngày………
Tôi đề nghị …… thành lập ban kiểm tra chất lượng công trình và lập báo cáo kiểm tra chất lượng công trình để hoàn tất thủ tục xây dựng.
CHỦ ĐẦU TƯ
(Kí và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị kiểm tra chất lượng công trình:
Người làm đơn cần nêu rõ:
– Kính gửi: Sở xây dựng tỉnh/thành phố nơi chủ đầu tư xây dựng công trình
– Thông tin người làm đơn
– Thông tin công trình xây dựng: địa chỉ xây dựng công trình
– Thông tin giấy phép xây dựng: số, ngày cấp, đơn vị cấp phép
– Tên đơn vị lập họa đồ thiết kế thi công
– Tên đơn vị thi công
– Ngày bàn giao công trình cho chủ đầu tư
4. Các quy định của pháp luật về kiểm tra chất lượng công trình””
Căn cứ Hướng dẫn 50/HD-SXD kiểm tra chất lượng công trình
4.1. Đoàn kiểm tra chất lượng công trình:
Khi tiến hành kiểm tra chất lượng công trình xây dựng các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thành lập Đoàn kiểm tra độc lập hoặc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng để thành lập Đoàn kiểm tra theo Quy định phân cấp quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
4.2. Trách nhiệm của Chủ đầu tư và các đơn vị tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khi Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra chất lượng công trình:
Khi Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra chất lượng công trình, Chủ đầu tư và các đơn vị tham gia thực hiện dự án (Ban quản lý dự án; các đơn vị tư vấn quản lý dự án; các đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng; các đơn vị tư vấn khác (nếu có); các nhà thầu thi công xây dựng; các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng công trình …. ) có trách nhiệm chấp hành, thực hiện đúng các nội dung kiểm tra và tham gia, phối hợp cùng Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ.
4.3. Kết luận về việc kiểm tra chất lượng công trình:
Quá trình kiểm tra chất lượng công trình xây dựng theo các nội dung quy định phải được Đoàn kiểm tra lập thành biên bản.
Kết thúc công tác kiểm tra chất lượng công trình xây dựng, Đoàn kiểm tra phải có văn bản đánh giá về các ưu khuyết điểm, các tồn tại hạn chế, các việc làm được, chưa làm được trong từng nội dung kiểm tra; đưa ra các kiến nghị, đề xuất, các nội dung cần lưu ý, các biện pháp sử lý về kỹ thuật thi công xây dựng hoặc sử lý về hành chính hoặc kinh tế (nếu có) của các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, các Chủ đầu tư và các đơn vị tham gia thực hiện dự án.
4.4. Nội dung kiểm tra chất lượng công trình:
1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng
a) Hồ sơ pháp lý
– Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cấp có thẩm quyền.
– Văn bản chấp thuận của các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào.
– Các tài liệu về lựa chọn nhà thầu và
– Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng (thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp chất lượng …).
– Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của cấp có thẩm quyền kèm theo phần thiết kế cơ sở theo quy định; Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế, dự toán theo quy định.
– Thỏa thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền, hoặc giấy phép xây dựng (nếu có).
b) Các tài liệu quản lý chất lượng
– Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện….
– Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, cơ điện và hoàn thiện …
– Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần: san nền, gia cố nền, cọc, đài cọc, kết cấu ngầm và kết cấu thân, cơ điện và hoàn thiện … do một tổ chức chuyên môn hoặc một tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân, năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.
– Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như: cấp điện, cấp nước, cấp gaz … do nơi sản xuất cấp.
– Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình này của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định.
– Các tài liệu,
– Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử thiết bị (không tải và có tải)
– Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.
– Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ.
– Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trưòng).
– Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng; chất lượng bê tông cọc, lưu lượng giếng, điện trở của hệ thống chống sét cho công trình và cho thiết bị, kết cấu chịu lực, thử tải bể chứa, thử tải ống cấp nước – chất lỏng ….).
– Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối: cọc, kết cấu kim loại, đường ống áp lực (dẫn hơi, chất lỏng). bể chứa bằng kim loại …
– Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình , toàn bộ công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún (nếu có) ảnh hưởng trong quá trình xây dựng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay… )
– Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình; hướng dẫn hoặc quy trình vận hành khai thác công trình; quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị và công trình.
– Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của các cơ quan Nhà nước.
– Chứng chỉ sự phù hợp từng công việc (thiết kế, thi công xây dựng) của các hạng mục công trình, toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định độc lập cấp, xem xét và cấp trước khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình.
– Bản kê các thay đổi so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt.
– Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
– Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi chủ đầu tư nghiệm thu (nếu có).
– Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng.
– Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.
2. Kiểm tra chất lượng tại hiện trường thi công
– Kiểm tra bộ máy quản lý chất lượng của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án hoặc tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng theo chức năng nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng đã ký.
– Kiểm tra bộ máy quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng theo hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư và hồ sơ dự thầu được phê duyệt (Chỉ huy trưởng công trình, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật ….).
– Kiểm tra biển báo công trình với các nội dung theo Điều 74
– Kiểm tra việc thực hiện thi công xây dựng công trình theo quy hoạch được phê duyệt, thỏa thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền hoặc theo giấy phép xây dựng (về định vị công trình, cos cao trình công trình, việc đấu nối với mạng hạ tầng kỹ thuật đô thị….).
– Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu, thiết bị sử dụng vào công trình tại công trường thi công xây dựng (đối chiếu với các tài liệu quản lý chất lượng).
-. Kiểm tra việc thi công tuân thủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật và các quy định khác các công tác xây lắp và lắp đặt thiết bị công trình đã và đang thi công trên hiện trường thi công xây dựng công trình.
– Kiểm tra hệ thống máy móc thiết bị thi công, thực hiện các biện pháp thi công, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trên hiện trường thi công xây dựng công trình theo
Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi tiến hành kiểm tra chất lượng công trình về hồ sơ pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng; chất lượng tại hiện trường thi công thì cần lập đoàn kiểm tra chất lượng công trình, sau khi kết thúc kiểm tra phải có văn bản đánh giá về các ưu khuyết điểm, các tồn tại hạn chế, các việc làm được, chưa làm được trong từng nội dung kiểm tra; đưa ra các kiến nghị, đề xuất, các nội dung cần lưu ý, các biện pháp sử lý về kỹ thuật thi công xây dựng hoặc sử lý về hành chính hoặc kinh tế (nếu có) của các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, các Chủ đầu tư và các đơn vị tham gia thực hiện dự án.