Các chủ thể sau khi chấp hành xong hình phạt tù (hoặc xuất cảnh trở về nước định cư hợp pháp hoặc được Tòa án tuyên bố mất tích trở về) muốn được hưởng tiếp chế độ lương hưu hay trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì cần làm đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng là gì?
- 2 2. Đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng:
- 4 4. Đối tượng được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng:
- 5 5. Thủ tục giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng:
1. Đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng là gì?
Các chế độ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội háng tháng sẽ giúp bảo đảm cho người lao động sẽ có khoản chi phí cần thiết để chi trả cho nhu cầu sống cơ bản, chăm sóc sức khỏe của bản thân khi không còn đủ điều kiện tham gia lao động. Để đảm bảo quyền lợi của mình, các chủ thể khi đủ điều kiện hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng thi cần làm đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng nộp cho các cơ sở bảo hiểm xã hội của tỉnh, thành phố.
Đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng được lập ra để các đối tượng xin hưởng tiếp chế độ lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng. Mẫu nêu rõ thông tin người làm đơn, thông tin chế độ đã được hưởng, đề nghị hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng,… Đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có vai trò quan trọng.
2. Đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TIẾP
LƯƠNG HƯU/TRỢ CẤP BHXH HÀNG THÁNG
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố ………..
Tên tôi là: …………. sinh ngày ………. tháng ……….. năm ………….
Số CMND ………….. do ………. cấp ngày ……… tháng ……. năm …………;
Số điện thoại (nếu có): ……………
Địa chỉ nơi hưởng lương hưu/trợ cấp BHXH hàng tháng trước khi chấp hành hình phạt tù hoặc xuất cảnh hoặc mất tích:…………….
Chế độ đã được hưởng: …………
Số giấy chứng nhận hưởng hưu trí/trợ cấp BHXH: …………
Dừng hưởng chế độ kể từ ngày ……… tháng ………. năm …………
Sau thời gian chấp hành xong hình phạt tù (hoặc xuất cảnh trở về nước định cư hợp pháp hoặc được Tòa án tuyên bố mất tích trở về); căn cứ quy định của chính sách tôi làm đơn này đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố ……… xem xét, giải quyết cho tôi hưởng lại chế độ theo quy định tại địa chỉ: ……….
……., ngày …… tháng ….. năm …..
Xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú
(Ký, đóng dấu)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Mẫu này sử dụng đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng tạm dừng, sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù hoặc xuất cảnh trở về nước định cư hợp pháp hoặc được Tòa án tuyên bố mất tích trở về).
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận biên bản.
+ Thông tin của người lập biên bản.
+ Địa chỉ nơi hưởng lương hưu/trợ cấp BHXH hàng tháng.
+ Chế độ đã được hưởng.
+ Đề nghị hưởng tiếp lương hưu/ trợ cấp BHXH háng tháng
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
4. Đối tượng được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng:
Đối tượng được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng:
– Thứ nhất, trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
+ Mồ côi cả cha và mẹ;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chỉnh tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
+ Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giảo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Thứ hai, người thuộc diện quy định tại mục (1) đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
– Thứ ba, trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
– Thứ tư là người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ, đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại mục (2) (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
– Thứ năm, người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (*);
+ Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại (*) mục này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
+ Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
– Thứ sáu, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
– Thứ bảy, trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các mục (1), (3) và (6) đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
– Cuối cùng là người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Đối tượng được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng:
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, đối tượng được hưởng chế độ lương hưu, bao gồm:
– Người làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Theo dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, bao gồm các đối tượng sau:
+ Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định 41/2009/QĐ TTg ngày 16/3/2009 ); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
+ Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ TTg ngày 04/8/2000, Quyết định 613/QĐ TTg ngày 06/5/2010; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 130/CP ngày 20/6/1975 và Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981.
+ Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ TTg ngày 27/10/2008, Quyết định 38/2010/QĐ TTg ngày 06/5/2010.
+ Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ TTg ngày 20/8/2010.
+ Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ TTg ngày 09/11/2011.
+ Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng.
Như vậy, tại dự thảo Nghị định không thực hiện điều chỉnh đối với nhóm đối tượng đang hưởng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, bởi theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được tính trên mức lương cơ sở (bằng 50% mức lương cơ sở hoặc bằng 70% mức lương cơ sở trong trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng). Do đó, khi mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng thì mức trợ cấp tuất hàng tháng cũng sẽ được điều chỉnh tăng tương ứng.
5. Thủ tục giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng:
Đối tượng: đối với người chấp hành xong hình phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích.
Loại thủ tục: Bảo hiểm xã hội.
Lĩnh vực: Lĩnh vực giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Cơ quan thực hiện: Bảo hiểm xã hội Tỉnh, Quận/huyện.
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Lập, nộp hồ sơ
Người hưởng lập hồ sơ theo quy định tại mục 12.3 (Thành phần hồ sơ); nộp cho cơ quan BHXH nơi chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng trước khi đi tù hoặc xuất cảnh hoặc mất tích.
Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Bước 3. Nhận kết quả
Người hưởng nhận kết quả, gồm: Quyết định về việc hưởng tiếp chế độ BHXH hàng tháng; Thẻ BHYT; tiền trợ cấp.
Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ:
Người hưởng nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
+ Qua giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN), trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
+ Qua dịch vụ bưu chính công ích.
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
– Nhận kết quả:
Người lao động nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau:
+ Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. (Trực tiếp tại cơ quan BHXH/Trung tâm Phục vụ HCC các cấp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử).
+ Tiền lương hưu, trợ cấp: Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân; Trong trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Thành phần hồ sơ:
– Bản chính Đơn đề nghị.
– Bản sao các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc Giấy đặc xá ra tù trước thời hạn hoặc Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc miễn hoặc tạm hoãn chấp hành hình phạt tù đối với trường hợp hưởng tiếp BHXH hàng tháng do chấp hành xong hình phạt tù giam từ ngày 01/01/1995 đến trước ngày 01/01/2016.
– Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp;
– Bản sao Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ Quyết định tuyên bố mất tích đối với người được Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Lệ phí: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện:
a) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng mà bị phạt tù, chấp hành xong hình phạt tù giam từ ngày 01/01/1995 đến trước ngày 01/01/2016.
b) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng xuất cảnh trái phép nay trở về nước định cư hợp pháp.
c) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH bị mất tích nay về được Tòa án hủy Quyết định tuyên bố mất tích.