Để được cơ quan hoàn thuế nhập khẩu, thì các chủ thể cần phải có đơn đề nghị hoàn thuế nhập khẩu gửi cơ quan thuế có thẩm quyền. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về đơn đề nghị hoàn thuế nhập khẩu.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị hoàn thuế nhập khẩu là gì?
Đơn đề nghị hoàn thuế nhập khẩu là văn bản của cá nhân, tổ chức đã thực hiện hoạt động nộp thuế nhập khẩu cho nhà trước gửi lên cơ quan thuế có thẩm quyền đề nghị hoàn trả lại khoản tiền theo luật định mà các chủ thể đóng trước đó.
Đơn đề nghị hoàn thuế nhập khẩu được dùng với mục đích đó chính là nhằm thể hiện ý chí của các chủ thể nhằm đề nghị các cơ quan có thẩm quyền hoàn trả lại khoản tiền theo quy định mà họ đã thực hiện nghĩa vụ đóng thuế trước đó trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
2. Đơn đề nghị hoàn hoàn thuế nhập khẩu được sử dụng khi nào?
Theo quy định trong Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 thì các trường hợp hoàn thuế bao gồm:
“1. Các trường hợp hoàn thuế:
a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;
b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu
c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;
d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;
đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
2. Hàng hóa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến” (Khoản 1, Khoản 2 điều 20)
Như vậy, các trường hợp hoàn thuế nhập khẩu bao gồm:
– Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế
– Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;
– Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm
– Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan
3. Mẫu đơn đề nghị hoàn thuế nhập khẩu:
Đơn đề nghị hoàn thuế nhập khẩu, theo quy định của pháp luật hiện hành thì đó chính là
Mẫu số 03/TXNK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
.., ngày … tháng … năm…
Kính gửi: ….(2)
I. Thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị hoàn thuế
1. Tên người nộp thuế: ……
Mã số thuế:
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: … Ngày cấp: …/…/… Nơi cấp: …
Quốc tịch: …
Địa chỉ: …
Quận/huyện: …. Tỉnh/thành phố: …
Điện thoại: …Fax (nếu có): ….. Email (nếu có): ……
2. Tên người được ủy quyền/tổ chức nhận ủy thác:
Mã số thuế:
CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: … Ngày cấp: …/…/… Nơi cấp: …
Quốc tịch: …
Địa chỉ: …
Quận/huyện: …Tỉnh/thành phố: …
Điện thoại: ….Fax (nếu có): … Email (nếu có): …..
Hợp đồng đại lý hải quan số:…. ngày …
II. Nội dung đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách Nhà nước
1. Thông tin về tiền thuế đề nghị hoàn trả:
Đơn vị: VNĐ
STT | Loại thuế | Thông tin tờ khai hải quan/tờ khai hải quan bổ sung | Thông tin Quyết định ấn định thuế | Số tiền thuế đã nộp vào tài khoản | Số tiền thuế đề nghị | |||||
Số tờ khai | Ngày tờ khai | Số Quyết định | Ngày Quyết định | Thu Ngân sách Nhà nước | Tài khoản tiền gửi | Bù trừ số tiền thuế, thu khác còn nợ | Bù trừ vào số tiền thuế phải nộp | Hoàn trả trực tiếp | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Tổng cộng |
(Bằng chữ:…)
2. Lý do đề nghị hoàn thuế: …(3)
3. Thông tin về hàng hóa đề nghị hoàn thuế:
3.1. Thực hiện thanh toán qua Ngân hàng:
□ Có, số chứng từ thanh toán: …
□ Không.
3.2. Hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến:
□ Có.
□ Không.
3.3. Đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất:
a) Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam: …
b) Tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa: …
c) Thực hiện theo hình thức thuê:
□ Có.
□ Không.
d) Giá tính thuế nhập khẩu tính trên giá đi thuê, đi mượn:(4)
□ Có.
□ Không.
4. Hình thức hoàn trả:
4.1. Bù trừ cho số tiền thuế, thu khác còn nợ (cột 9) thuộc tờ khai hải quan số… ngày…
4.2. Bù trừ vào số tiền thuế phải nộp (cột 10) thuộc tờ khai hải quan số… ngày…
4.3. Hoàn trả trực tiếp (cột 11):
Số tiền hoàn trả: Bằng số: … Bằng chữ: …
Trong đó: □ Chuyển khoản: Tài khoản số: ….Tại Ngân hàng (Kho bạc Nhà nước) …
□ Tiền mặt: Nơi nhận tiền hoàn thuế: Kho bạc Nhà nước …
Hồ sơ, tài liệu kèm theo: ….(5)
Tổ chức/cá nhân cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ HẢI QUAN
Họ và tên:…
Chứng chỉ hành nghề số:…
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
4. Hướng dẫn viết công văn đề nghị hoàn thuế nhập khẩu:
(1) Đối với cá nhân: Bỏ trống.
(2) Tên cơ quan có thẩm quyền hoàn thuế.
(3) Ghi rõ Điều, khoản văn bản quy phạm pháp luật áp dụng.
(4) Trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất khi tạm nhập giá tính thuế nhập khẩu được tính trên giá đi thuê, đi mượn thì không thuộc các trường hợp được hoàn thuế.
(5) Liệt kê tài liệu kèm theo.
Các phần thông tin như tên của cá nhân thì ghi theo Giấy Khai sinh, hoặc Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân; còn tên của tổ chức nếu là Doanh nghiệp thì ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Phần quốc tịch ghi theo Giấy Khai sinh, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân.
Phần địa chỉ ghi rõ số nhà, tên đường “(thôn, xóm), xã/phường.
5. Hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu và trình tự giải quyết hồ sơ:
Nghị định số 134/2016/NĐ- CP quy định về hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu như sau:
Đối với từng trường hợp hoàn thuế khác nhau mà hồ sơ hoàn thuế có những giấy tờ khác nhau, nhưng đề có các giấy tờ chung như:
– Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu
– Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 01 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan
–
Ngoài ra còn có các văn bản khác theo quy định tại nghị định 134/2016/NĐ- CP
Tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế (Điều 71 Luật Quản lý thuế)
Cơ quan quản lý thuế có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế theo quy định sau đây:
a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Cơ quan thuế quản lý khoản thu tiếp nhận hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa; trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa;
b) Cơ quan hải quan nơi quản lý khoản thu tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài xuất cảnh có hàng hóa thuộc trường hợp hoàn thuế thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất cảnh tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế.
Người nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế thông qua các hình thức sau đây:
a) Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
b) Gửi hồ sơ qua đường bưu chính;
c) Gửi hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế thực hiện phân loại hồ sơ và
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này.
a) Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
b) Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Điều 75 Luật Quản lý thuế quy định như sau:
Đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc thông báo chuyển hồ sơ của người nộp thuế sang kiểm tra trước hoàn thuế nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này hoặc thông báo không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
Trường hợp thông tin khai trên hồ sơ hoàn thuế khác với thông tin quản lý của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản để người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin. Thời gian giải trình, bổ sung thông tin không tính trong thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
Quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu việc chậm ban hành quyết định hoàn thuế do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì ngoài số tiền thuế phải hoàn trả, cơ quan quản lý thuế còn phải trả tiền lãi với mức 0,03%/ngày tính trên số tiền phải hoàn trả và số ngày chậm hoàn trả. Nguồn tiền trả lãi được chi từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.