Mà Việt Nam là một trong những nước phong phú và đa dạng về hệ động thực vật, có tiềm năng lớn về dược liệu phục vụ ngàng Y nước nhà. Để tạo điều kiện tốt cho các dự án trồng dược liệu tốt, nhà nước có những hỗ trợ nhất định cho cơ sở trồng, sản xuất dược liệu.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án trồng dược liệu mới nhất là gì?
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án trồng dược liệu là mẫu đơn nêu rõ nội dung đăng ký hỗ trợ đầu tư đối với dự án trồng dược liệu
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án trồng dược liệu là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án trồng dược liệu
2. Đơn đề nghị hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án trồng dược liệu mới nhất:
Tên mẫu đơn: đơn đề nghị hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án trồng dược liệu mới nhất
Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án trồng dược liệu mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày…. tháng……năm…….
ĐỀ NGHỊ
HỖ TRỢ SAU ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DỰ ÁN TRỒNG DƯỢC LIỆU
Kính gửi:…
Tổ chức, cá nhân:…..;
Loại hình tổ chức:……. ;
Địa chỉ:….. ;
Điện thoại:…… Fax……. ;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động/Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng minh nhân dân số…… do…… cấp ngày.….. tháng……. năm…….
I. ĐĂNG KÝ HỖ TRỢ SAU ĐẦU TƯ ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN VỚI NỘI DUNG SAU:
1. Tên Dự án:…. ;
2. Lĩnh vực đầu tư:….. ;
3. Địa điểm thực hiện Dự án:…… ;
4. Mục tiêu và quy mô của Dự án:….. ;
5. Tổng vốn đầu tư của Dự án:….. ;
6. Diện tích đất dự kiến trồng dược liệu:…… ;
7. Số lao động Dự án sử dụng bình quân trong năm:……. ;
8. Tiến độ thực hiện Dự án dự kiến:……… ;
9. Dự kiến thu hoạch trong… tháng, nguyên liệu dự trữ để chế biến… (tháng) tổng số nguyên liệu đảm bảo… tháng/năm.
II. KIẾN NGHỊ HƯỞNG HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Các khoản kiến nghị hưởng hỗ trợ đầu tư:
TT | Nội dung | Số tiền | Thời gian hỗ trợ (năm) | Ghi chú |
III. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CAM KẾT: Nội dung hồ sơ đầu tư
1. Về tính chính xác của những thông tin trên đây;
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam./.
Chức danh người đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án trồng dược liệu mới nhất:
– Thông tin cá tổ chức, cá nhân
– Loại hình tổ chức
– Địa chỉ:
– Điện thoại:
– Nội dung dự án:
+ Tên Dự án:…. ;
+ Lĩnh vực đầu tư:….. ;
+ Địa điểm thực hiện Dự án:…… ;
+ Mục tiêu và quy mô của Dự án:….. ;
+ Tổng vốn đầu tư của Dự án:….. ;
+ Diện tích đất dự kiến trồng dược liệu:…… ;
+ Số lao động Dự án sử dụng bình quân trong năm:……. ;
+ Tiến độ thực hiện Dự án dự kiến:……… ;
+ Dự kiến thu hoạch trong… tháng, nguyên liệu dự trữ để chế biến… (tháng) tổng số nguyên liệu đảm bảo… tháng/năm.
– Ký tên, đóng dấu
4. Một số quy định pháp lý liên quan:
Ưu tiên công nhận giống dược liệu
– Giống dược liệu địa phương được xem xét bổ sung vào Danh mục giống dược liệu được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không phải thực hiện khảo nghiệm và công nhận giống mới theo quy định tại
– Giống dược liệu mới do các tổ chức, cá nhân nghiên cứu chọn tạo: Đối với giống cây trồng được xem xét công nhận đặc cách theo quy định tại
Đầu tư đối với dự án trồng dược liệu được hưởng chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất giống dược liệu
Căn cứ theo
Hưởng chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất giống dược liệu
– Hỗ trợ 01 lần 50% tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (cải tạo đồng ruộng, thủy lợi, giao thông nội đồng, nhà lưới, nhà kính, chuồng trại, kho bảo quản, xử lý môi trường) cho các cơ sở nhân giống tập trung có quy mô từ 02 ha trở lên đối với cây dược liệu, 0,5 ha trở lên đối với vật nuôi làm dược liệu, tối đa không quá 02 tỷ đồng/01 cơ sở. Đối với cơ sở sản xuất giống dược liệu ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chí do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, mức hỗ trợ tối đa không quá 03 tỷ đồng/01 cơ sở.
– Hỗ trợ 01 lần 60% chi phí sản xuất giống gốc, 30% chi phí sản xuất giống thương phẩm theo định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Trường hợp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, mức hỗ trợ tương ứng là 80% và 50%.
– Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn kỹ thuật cho người trực tiếp sản xuất giống theo nội dung và định mức chi quy định tại
Hỗ trợ áp dụng công nghệ nuôi trồng và khai thác dược liệu tuân thủ Thực hành nuôi trồng, khai thác dược liệu tốt:
– Xây dựng mô hình áp dụng công nghệ nuôi trồng và khai thác dược liệu tuân thủ Thực hành nuôi trồng, khai thác dược liệu tốt: Hỗ trợ 100% chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đối với mô hình trồng trọt; 100% chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y đối với mô hình chăn nuôi, theo định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
– Hỗ trợ 01 lần 100% chi phí cấp chứng nhận nuôi trồng và khai thác dược liệu tuân thủ Thực hành nuôi trồng, khai thác dược liệu tốt.
– Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn kỹ thuật cho người trực tiếp nuôi trồng và khai thác theo nội dung và định mức chi quy định tại
Hỗ trợ nuôi trồng dược liệu tập trung:
Hỗ trợ 01 lần 15 triệu đồng/01 ha để xây dựng cơ sở hạ tầng và mua giống dược liệu cho dự án trồng cây dược liệu tập trung có quy mô từ 05 ha trở lên hoặc cho dự án chăn nuôi tập trung có quy mô từ 02 ha trở lên.
Điều kiện được hỗ trợ đầu tư:
– Giống dược liệu phải nằm trong danh mục giống dược liệu được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống mới.
– Dự án do tổ chức ngoài công lập và cá nhân đầu tư nuôi trồng dược liệu quy định tại Điều 7 Nghị định này phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận đầu tư. Các trường hợp còn lại phải có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Vùng nuôi trồng dược liệu phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận nếu chưa có quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
– Chủ đầu tư phải có cam kết đầu tư vốn đối ứng để thực hiện các hạng mục trong dự án được duyệt (ngoài phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước). Trường hợp vay vốn ngân hàng để góp vốn thực hiện dự án phải có hợp đồng vay vốn hoặc văn bản chứng minh.
Đầu tư đối với dự án trồng dược liệu được hưởng chính sách ưu đãi về đất đai:
Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư nghiên cứu, nhân giống, nuôi trồng dược liệu được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai như sau:
1. Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước để nuôi trồng, xây dựng nhà xưởng, kho chứa dược liệu thì được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật đất đai.
Đơn giá thuê đất được tính như sau:
Đơn giá thuê đất hàng năm bằng (=) Tỷ lệ phần trăm (%) nhân (x) Giá đất tính thu tiền thuê đất. Trong đó:
Tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất là 0,5%.
Giá đất tính thu tiền thuê đất bằng (=) Giá đất theo mục đích sử dụng tương ứng tại Bảng giá đất nhân (x) với Hệ số điều chỉnh giá đất.
Trường hợp diện tích đất thuê thuộc nhiều địa bàn, khu vực, vị trí có giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất khác nhau thì giá đất tính tiền thuê đất được xác định theo mức giá bình quân gia quyền cho toàn bộ diện tích thuê.
2. Hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai
a) Trường hợp thuê lại đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước hỗ trợ tối đa 40% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho 5 năm đầu kể từ khi dự án đi vào hoạt động; mức hỗ trợ được tính theo đơn giá thuê đất quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.
b) Trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được miễn, giảm lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Cơ chế hỗ trợ, hồ sơ, trình tự và thủ tục
a) Về cơ chế hỗ trợ
– Ngân sách nhà nước
+ Ngân sách trung ương hỗ trợ các nội dung quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị định này đối với các dự án do cơ quan trung ương thực hiện; dự án thực hiện ở địa bàn kinh tế, xã hội khó khăn; hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương đối với những địa phương chưa cân đối được ngân sách;
+ Ngân sách địa phương hỗ trợ các nội dung quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị định này đối với các dự án do tổ chức, cá nhân tại địa phương thực hiện, trừ các địa phương được hỗ trợ tại điểm a khoản 1 Điều này.
– Các dự án phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định hiện hành.
b) Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ sung giống dược liệu được ưu tiên theo Nghị định này như sau:
– Hồ sơ gồm
Công văn đề nghị;
Tờ khai kỹ thuật mô tả nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm của giống, lịch sử khai thác, nuôi trồng, địa bàn và quy mô nuôi trồng, quy trình sản xuất (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
– Trình tự, thủ tục
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi công văn đề nghị bổ sung giống dược liệu vào danh mục giống dược liệu được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công đơn vị trực thuộc tiếp nhận hồ sơ. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, đơn vị tiếp nhận hồ sơ thành lập Hội đồng khoa học thẩm định, trình Bộ trưởng quyết định bổ sung giống dược liệu vào danh mục giống dược liệu được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Trình tự, thủ tục thành lập và quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học tuân thủ theo quy định hiện hành về công nhận giống cây trồng, giống vật nuôi.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho đơn vị gửi hồ sơ biết để hoàn chỉnh.
c) Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được hỗ trợ đầu tư theo sản xuất giống dược liệu và áp dụng công nghệ nuôi trồng và khai thác dược liệu tuân thủ Thực hành nuôi trồng, khai thác dược liệu tốt theo Nghị định này thực hiện hỗ trợ đầu tư theo tiến độ của dự án. Trình tự, thủ tục đề xuất, thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định tại Luật đầu tư công,
d) Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này thực hiện hỗ trợ sau đầu tư. Hồ sơ, trình tự, thủ tục như sau:
– Hồ sơ gồm:
Giấy đề nghị hỗ trợ của tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Báo cáo dự án đầu tư.
– Trình tự, thủ tục
Trước khi thực hiện dự án, tổ chức, cá nhân gửi 03 bộ hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư của địa phương nơi đăng ký sản xuất.
Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thẩm tra (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cam kết hỗ trợ vốn cho tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
Trường hợp sử dụng ngân sách trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi toàn bộ hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị thực hiện dự án (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong thời hạn tối đa 20 ngày làm việc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của Bộ Tài chính, căn cứ vào khả năng cân đối vốn, xem xét để có văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ.
Sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng và hoạt động nuôi trồng dược liệu theo kế hoạch của năm thứ nhất, tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nghiệm thu kết quả.
Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nghiệm thu dự án.
Thủ tục nhận hỗ trợ: Sau khi có
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu đơn hỗ trợ sau đầu tư đối với dự án trồng dược liệu và các điều kiện, thủ tục hỗ trợ dự án về dược liệu!