Để có thể hỗ trợ, giúp đỡ cho người dân không may bị ảnh hưởng bởi thiên tai, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ về thiệt hại cho những người sản xuất muối. Vì vậy, để được hỗ trợ thì cần có đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai:
- 4 4. Thủ tục đề nghị hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai:
- 5 5. Mức hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai:
1. Đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai là gì?
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất,
Muối là hợp chất, có thành phần chính là Natri Clorua (công thức hóa học: NaCl), được sản xuất từ nước biển, nước mặn ngầm hoặc khai thác từ mỏ muối. Sản xuất muối được hiểu là quá trình làm ra muối từ nước biển, nước mặn ngầm hoặc khai thác từ mỏ muối. Có 2 hình thức sản xuất muối phổ biến hiện nay là sản xuất muối thủ công và sản xuất muối quy mô công nghiệp.
+ Sản xuất muối thủ công là quá trình sản xuất được thực hiện trên đồng muối, gồm: Nhiều đơn vị sản xuất, mỗi đơn vị sản xuất có lưu trình từ bốc hơi nước biển đến kết tinh muối và có quy mô nhỏ theo hộ gia đình; quá trình sản xuất sử dụng sức lao động của con người là chủ yếu.
+ Sản xuất muối quy mô công nghiệp là quá trình sản xuất muối trên diện tích tập trung, quy mô lớn và được thiết kế tuân thủ theo quy trình công nghệ phân đoạn kết tinh, gồm: Các khu bốc hơi nước biển, khu kết tinh thạch cao và khu kết tinh muối riêng biệt, thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản muối.
Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai là văn bản do cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất, cụ thể là những người bị thiệt hại về sản xuất muối do thiên tai lập ra và gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo quy đinh để đề nghị về việc hỗ trợ thiệt hại về sản xuất muối đã xảy ra.
Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tại gây ra là một thủ tục cần thiết được lập ra nhằm để các cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định về việc người bị thiệt hại có đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ của Nhà nước cho những thiệt hại mà trong việc sản xuất muối mà mình đã gánh chịu hay không. Tuy mức hỗ trợ không quá lớn nhưng việc hỗ trợ này được xem là đã giúp cho những người chăn nuôi có thể khắc phục được phần nào khó khăn, hậu quả của thiệt hại, đồng thời giúp họ có thể gây dựng lại công việc của mình, ổn định đời sống kinh tế.
2. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai
Kính gửi:
– Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã, phường…
Tôi tên là: …….
Địa chỉ: ……..
Kê khai diện tích sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai như sau:
Đợt thiên tai: ……
Diện tích bị thiệt hại: ……. ha
Vị trí sản xuất muối: ……..
Thời điểm bắt đầu sản xuất: ……..
Diện tích thiệt hại: …….ha
Thiệt hại từ 30 – 70% là: ………..ha
Thiệt hại trên 70% là: ……..ha
Hồ sơ lưu gồm có: ……
Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường)….) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của ..
Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ
(Ký, ghi rõ họ và tên)
…, ngày…..tháng….năm….
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai:
– Điền những thông tin liên quan đến người làm đơn như họ và tên (viết in hoa), nơi sinh sống.
– Kê khai đầy đủ và rõ ràng diện tích sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai để làm điều kiện xét hỗ trợ như:
+ Đợt thiên tai gây ra thiệt hại cho sản xuất muối là đợt thiên tai nào? (phải có mối quan hệ nhân quả giữa đợt thiên tai với thiệt hại thì mới có thể hỗ trợ)
+ Diện tích muối bị thiệt hại là bao nhiêu ha?
+ Vì trí sản xuất muối là ở đâu? (Ghi cụ thể thửa đất, địa chỉ thửa đất)
+ Thời điểm bắt đầu sản xuất muối là từ khi nào? (Ghi cụ thể ngày tháng năm bắt đầu sản xuất muối)
+ Diện tích muối bị thiệt hại 30% – 70% là bao nhiêu ha?
+ Diện tích muối bị thiệt hại trên 70% là bao nhiêu ha?
4. Thủ tục đề nghị hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai:
Quá trình thực hiện việc hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai gây ra được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ
Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã.
Bước 2: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra với sự tham gia, phối hợp của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã để kiểm tra, xác nhận thiệt hại; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc
Bước 3: Ra quyết định
Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 4: Bố trí ngân sách, tài chính
Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai theo quy định chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
Bước 5: Báo cáo
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai để phục vụ công tác chỉ đạo.
5. Mức hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai:
Theo đó, về mức hỗ trợ đối với người làm muối bị thiệt hại do thiên tai thì tại Khoản 5 Điều 5 nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh có quy định như sau:
Hỗ trợ đối với sản xuất muối: Diện tích sản xuất muối bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% – 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha.
Việc hỗ trợ được công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng bị thiệt hại. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật hay mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ, còn đối với trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.
Tuy nhiên, để được hưởng mức hỗ trợ như trên thì các hộ gia đình, hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau đây:
– Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.
– Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.
– Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
– Thời điểm xảy ra thiệt hại: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận.