An toàn, vệ sinh lao động là việc người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động và sẽ được hỗ trợ chi phí huấn luyện. Vậy mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí huấn luyện ATVSLĐ như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí huấn luyện ATVSLĐ:
- 2 2. Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động không?
- 3 3. Điều kiện hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì?
- 4 4. Người sử dụng lao động được nhận kinh phí hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tối đa là bao nhiêu?
1. Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí huấn luyện ATVSLĐ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HUẤN LUYỆN ATVSLĐ
Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Tên Tổ chức huấn luyện ……..
Địa chỉ: ……….Điện thoại: ……..
Người đại diện …… chức vụ ….
Số tài khoản nhận hỗ trợ ……
Tên chủ tài khoản ……..
Ngân hàng ………
Đơn vị chúng tôi đã hoàn tất lớp huấn luyện cho … người làm công việc có nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành (có danh sách kèm theo).
Đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hỗ trợ chi phí huấn luyện người lao động theo quy định.
Nơi nhận: | …., ngày……tháng……năm…… |
2. Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động như sau:
– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
+ Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh cho người lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn đối với các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
+ Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi xác định có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
+ Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
+ Bố trí lại các bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
+ Thực hiện đầy đủ trong việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải tổ chức huấn luyện hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
3. Điều kiện hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpnhư sau:
– Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:
+ Huấn luyện về an toàn và vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Luật này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể như sau:
Điều kiện để thực hiện hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động: Người sử dụng lao động sẽ được nhận kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:
– Người sử dụng lao động được xác định là có thời gian liên tục đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng đề nghị hỗ trợ huấn luyện từ đủ 12 tháng trở lên cho đến tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
– Thuê tổ chức huấn luyện có đủ điều kiện thực hiện theo quy định hoặc tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng đề nghị hỗ trợ huấn luyện lần đầu hoặc huấn luyện định kỳ theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
– Thực hiện nghiêm chỉnh báo cáo định kỳ công tác an toàn, vệ sinh lao động, báo cáo tình hình tai nạn lao động của năm trước liền kề năm đề nghị cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, thì người sử dụng lao động sẽ được nhận kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau:
– Người sử dụng lao động được xác định là có thời gian liên tục đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng đề nghị hỗ trợ huấn luyện từ đủ 12 tháng trở lên cho đến tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
– Thuê tổ chức huấn luyện có đủ điều kiện thực hiện theo quy định hoặc tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho đối tượng đề nghị hỗ trợ huấn luyện lần đầu hoặc huấn luyện định kỳ theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
– Thực hiện báo cáo đầy đủ và nghiêm chỉnh về định kỳ công tác an toàn, vệ sinh lao động, báo cáo tình hình tai nạn lao động của năm trước liền kề năm đề nghị cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo đúng quy định của pháp luật.
4. Người sử dụng lao động được nhận kinh phí hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể như sau:
Người sử dụng lao động được nhận kinh phí hỗ trợ tối đa một lần trong vòng 24 tháng với mức xác định là 70% chi phí huấn luyện thực tế cho từng đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ huấn luyện nhưng tối đa không quá mức dưới đây:
– Hỗ trợ huấn luyện lần đầu:
+ Hỗ trợ huấn luyện nhưng không quá 150.000 đồng/người với đối đối tượng được huấn luyện là an toàn vệ sinh viên;
+ Hỗ trợ huấn luyện nhưng không quá 300.000 đồng/người với đối tượng được huấn luyện là người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động và người làm công tác y tế;
+ Hỗ trợ huấn luyện nhưng không quá 600.000 đồng/người với đối tượng là người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Hỗ trợ huấn luyện nhưng không quá 700.000 đồng/người với đối tượng được huấn luyện là người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động.
– Hỗ trợ huấn luyện định kỳ nhưng không quá 50% mức hỗ trợ huấn luyện lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ được nhận kinh phí hỗ trợ tối đa một lần trong vòng 24 tháng với mức 70% chi phí huấn luyện thực tế cho từng đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ huấn luyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
THAM KHẢO THÊM: