Khi xảy ra những sai phạm trong quá trình chấp hành pháp luật về thuế, cá nhân tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vậy trong những trường hợp nào đối tưởng vi phạm pháp luật về thuế được giảm mức phạt? Đơn đề nghị giảm mức phạt thuế là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị giảm mức phạt thuế là gì?
Đơn đề nghị giảm mức phạt thuế là đơn được soạn thảo nhằm mục đích xin đề nghị giảm mức phạt thuế đối với đối tượng là cá nhân, tổ chức bị phạt vi phạm về thuế. Đơn đề nghị giảm mức phạt thuế được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
1. Hình thức xử phạt chính
– Cảnh cáo
Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.
– Phạt tiền
Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế. Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
– Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
– Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau.
– Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế; khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế; nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế; cung cấp thông tin.
– Buộc thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn.
– Buộc lập hóa đơn theo quy định.
– Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn, các sản phẩm in.
– Buộc lập và gửi
– Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử.
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
– Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
– Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
– Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo điểm d khoản này.
– Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mỗi tình tiết được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng mức phạt tiền đối với hành vi đó không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
2. Mẫu đơn đề nghị giảm mức phạt thuế mới nhất:
Mẫu số: 01/ĐNMTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN TIỀN PHẠT
Kính gửi:[1]…………
Tên người nộp thuế:…………………….
Mã số thuế:………….
Địa chỉ:……….
Điện thoại:…………….. Fax:…………… E-mail:………………
1. Căn cứ đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn: bị thiệt hại về vật chất trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế, cụ thể:
– [2]……….. bị thiệt hại vật chất do[3]………………;
– Địa điểm xảy ra:……………….;
– Thời gian xảy ra:…………………;
– Giá trị thiệt hại vật chất:…………..;
– Giá trị thiệt hại được bồi thường (nếu có):………
2. Tổng số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) còn nợ tại thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng:…………. đồng (bằng chữ…………), trong đó:
– Tiền phạt:…. đồng (bằng chữ……………..);
– Tiền chậm nộp tiền phạt:…………. đồng (bằng chữ………..).
3. Số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đề nghị được miễn:…………. đồng (bằng chữ……………..), trong đó:
– Tiền phạt:………………. đồng (bằng chữ……………………);
– Tiền chậm nộp tiền phạt:………. đồng (bằng chữ…………..).
4. Hồ sơ gửi kèm:[4]
a)…………..
b)……….
[2]…………… cam đoan số liệu, tài liệu và thông tin nêu trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, số liệu đã khai./.
…………, ngày………. tháng…….. năm…… |
___________________
[1] Ghi tên người ban hành quyết định xử phạt hoặc cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt;
[2] Ghi tên người nộp thuế;
[3] Ghi cụ thể trường hợp bất khả kháng người nộp thuế gặp phải theo quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế;
[4] Ghi rõ tên từng loại tài liệu, bản chính hay bản sao.
Mẫu số: 02/ĐNMTP
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1] | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / | …………., ngày tháng năm |
Kính gửi:[1]……….
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số…/2020/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
[2]….. đề nghị miễn tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) đối với:
Tên người nộp thuế:………
Mã số thuế:………
Địa chỉ:…………..
còn nợ tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) đến ngày…. tháng…. năm….. với số tiền là……….. đồng (bằng chữ……….) gồm:
– Tiền phạt:……….. đồng (bằng chữ…………………..);
– Tiền chậm nộp tiền phạt:…. đồng (bằng chữ……………..);
do thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế [3]……………..
[2]…………………. gửi kèm
1…………….
2……….
Đề nghị[1]……….. xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: – Như trên; -…; – Lưu: VT,…. | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
___________________
[1] Ghi tên cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan của người có thẩm quyền đã ban hành quyết định xử phạt (mẫu này áp dụng đối với trường hợp người đã ban hành quyết định xử phạt là thủ trưởng cơ quan);
[2] Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền đã ban hành quyết định xử phạt;
[3] Ghi cụ thể trường hợp bất khả kháng người nộp thuế gặp phải theo quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật Quản lý thuế;
[4] Ghi rõ tên từng loại tài liệu, bản chính hay bản sao.
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị giảm mức phạt thuế chi tiết nhất:
Phần kính gửi: Ghi tên cơ quan thuế ra quyết định xử phạt
Phần nội dung: thông tin người xin giảm mức phạt thuế gồm: Tên người nộp thuế, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại,…khai báo chính xác, trung thực
Phần lý do xin giảm mức phạt vi phạm pháp luật thuế: (Ghi rõ loại thuế đề nghị miễn (giảm); căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế để đề nghị miễn (giảm) thuế: thuộc đối tượng, trường hợp được miễn (giảm) nào, lý do cụ thể như: thu nhập thấp, nghỉ kinh doanh, thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ (ghi cụ thuế số tài sản bị thiệt hại, số lỗ)… Trường hợp đề nghị miễn (giảm) thuế tài nguyên thì cần ghi rõ thêm loại tài nguyên, địa điểm, hình thức khai thác, nơi tiêu thụ).
Đính kèm tài liệu tại mục 3.