Mẫu đơn đề nghị giải thích, hướng dẫn về việc thu phí dịch vụ giữ xe là gì, mục đích của mẫu đơn? Mẫu đơn đề nghị giải thích, hướng dẫn về việc thu phí dịch vụ giữ xe Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn? Những quy định về việc thu phí dịch vụ giữ xe tại Hà Nội?
Việc thu phí dịch vụ giữ xe trên từng địa bàn tỉnh, thành phố sẽ có các quy định khác nhau, tuy nhiên mức phí phải được thu phù hợp và đúng với quy định, trường hợp cá nhân có thắc mắc, kiến nghị về việc thu phí dịch vụ giữ xe sẽ làm đơn đề nghị giải thích, hướng dẫn về việc thu phí dịch vụ giữ xe.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị giải thích, hướng dẫn về việc thu phí dịch vụ giữ xe là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn đề nghị giải thích, hướng dẫn về việc thu phí dịch vụ giữ xe là văn bản được người sử dụng dịch vụ giữ xe lập ra để yêu cầu về việc giải thích, hướng dẫn thu phí dịch vụ giữ xe, nội dung mẫu đơn đề nghị giải thích, hướng dẫn về việc thu phí dịch vụ giữ xe nêu rõ: thông tin người làm đơn, nội dung đề nghị…
Mục đích của đơn đề nghị giải thích, hướng dẫn về việc thu phí dịch vụ giữ xe: khi cá nhân phải nộp phí dịch vụ giữ xe có thắc mắc, kiến nghị đối với việc thu phí dịch vụ giữ xe, cá nhân sẽ phải lập đơn đề nghị giải thích, hướng dẫn về việc thu phí dịch vụ giữ xe gửi đến phòng cảnh sát giao thông nhằm đề nghị giải thích, hướng dẫn về việc thu phí dịch vụ giữ xe.
2. Mẫu đơn đề nghị giải thích, hướng dẫn về việc thu phí dịch vụ giữ xe:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…………., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
GIẢI THÍCH HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC THU PHÍ DỊCH VỤ GIỮ XE
Kính gửi: – Ông …… – Trưởng phòng cảnh sát giao thông …..
Căn cứ: – Quyết định số 25/ 2017/ QĐ – UBND tỉnh …
Tên tôi là: (1)…..
CMND: …… cấp tại ….. ngày cấp …./…../…..
Địa chỉ thường trú: ….
Số điện thoại liên lạc: ….
Địa chỉ hiện tại: ….
Sau đây tôi xin trình bày về nội dung vụ việc:
Ngày 15/03/2019, xe ô tô của tôi có va chạm với xe ô tô khác dẫn đến việc 2 xe đều hư hỏng nặng. Tôi đề nghị chủ phương tiện hòa giải thông thường và tự sửa xe nhưng chủ phương tiện không đồng ý và báo cho
Xét thấy phụ lục II của quy định số 25/2017/QĐ – UBND tỉnh Đà Nẵng có quy định:
“ Phục lục II
GIÁ DỊCH VỤ TRÔNG GIỮ XE TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Đối với giữ xe vi phạm trật tự an toàn giao thông)
Ghi chú:
1.Trường hợp phương tiện giao thông bị tạm giữ nhưng sau đó xác định người sử dụng phương tiện giao thông không có lỗi trong việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông thì người sử dụng phương tiện giao thông không phải nộp tiền trông giữ phương tiện; nếu người sử dụng phương tiện giao thông đã nộp tiền thì đơn vị thu phải hoàn trả lại tiền đã thu cho người sử dụng phương tiện. Trường hợp đơn vị thu tiền là đơn vị chuyên trông giữ phương tiện thì đơn vị ra quyết định tạm giữ phải trả cho đơn vị chuyên trông giữ phương tiện khoản tiền trông giữ xe này từ số tiền xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ mà đơn vị được phân bổ theo dự toán để sử dụng cho công tác an toàn giao thông.
……”
Nhận thấy trong trường hợp này, do phía công an xác định tôi không có lỗi trong việc tham gia giao thông nên tôi không phải phải nộp tiền trông giữ phương tiện.
Tôi đề nghị: Ông (2)…… – Trưởng phòng cảnh sát giao thông
– Trả lời về việc thu phí gửi xe ở bãi tạm giữ xe cho tôi.
Xin cảm ơn.
Trân trọng!
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Người viết đơn ghi rõ thông tin cá nhân của mình: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện nay, số điện thoại liên lạc;
(2) Ghi rõ tên của Trưởng phòng cảnh sát giao thông.
4. Những quy định về việc thu phí dịch vụ giữ xe tại Hà Nội:
4.1. Đối tượng áp dụng:
được quy định tại Điều 2 Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND ban hành giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội
– Đối với trông giữ xe thông thường và ứng dụng trông giữ xe thanh toán tự động qua ứng dụng công nghệ thông minh: Các tổ chức, cá nhân được cung ứng dịch vụ trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện), xe máy, xe ô tô.
– Đối với trông giữ phương tiện giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông: Người bị tạm giữ phương tiện do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) theo quy định.
Riêng đối với các trường hợp sau:
– Phương tiện bị tạm giữ nhưng xác định người sử dụng phương tiện giao thông không có lỗi trong việc chấp hành pháp luật về TTATGT thì không phải nộp tiền dịch vụ trông giữ phương tiện. Nếu người sử dụng phương tiện đã nộp tiền dịch vụ thì đơn vị thu phải hoàn trả lại tiền dịch vụ đã thu. Trường hợp đơn vị thu là đơn vị chuyên doanh trông giữ phương tiện thì đơn vị ra quyết định tạm giữ phải chi trả cho đơn vị chuyên doanh trông giữ phương tiện, khoản tiền dịch vụ trông giữ này từ khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ mà đơn vị được sử dụng.
– Phương tiện bị tạm giữ có quyết định tịch thu thì số tiền dịch vụ trông giữ được sử dụng từ tiền bán đấu giá phương tiện vi phạm.
– Trường hợp phương tiện bị tạm giữ được chuyển sang cơ quan điều tra thì không phải nộp tiền trông giữ.
– Các tổ chức, cá nhân có thể áp dụng mức giá trông giữ phương tiện giao thông tại Quyết định này để thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với các dự án xây dựng bãi đỗ xe.
4.2. Mức giá dịch vụ trông giữ xe:
được quy định tại Điều 3 Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND ban hành giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội
– Các mức thu quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này là mức giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.
– Đối với dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để trông giữ phương tiện giao thông, giàn trông giữ xe cao tầng,…), thực hiện theo mức giá cụ thể theo mục I phụ lục đính kèm.
– Đối với dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước (bên trong các tòa nhà chung cư, các trung tâm thương mại, các bãi đỗ xe,…)
Chủ đầu tư căn cứ chi phí thực tế tại từng điểm trông giữ phương tiện giao thông để xây dựng mức giá theo hướng dẫn tại Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính và quyết định lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ trông giữ phương tiện giao thông nhưng không được cao hơn mức giá quy định tại mục I phụ lục đính kèm, tránh gây tác động ảnh hưởng đời sống nhân dân.
Giao UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây có trách nhiệm xem xét, giải quyết các vướng mắc về giá dịch vụ trông giữ phương tiện trên địa bàn.
– Đối với dịch vụ trông giữ xe thanh toán tự động qua ứng dụng công nghệ thông minh theo mức giá tại mục III phụ lục đính kèm.
– Đối với dịch vụ trông giữ phương tiện tham gia giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo mức giá tại mục IV phụ lục đính kèm.
Trách nhiệm của đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện trông giữ: Niêm yết công khai tại địa điểm thu về mức giá, phương thức thu và cơ quan quy định thu; thực hiện thu theo giá niêm yết.
Trong quá trình thực hiện có sự thay đổi về chính sách hoặc biến động về giá, UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây, các nhà đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất với Sở Giao thông vận tải để tham mưu, báo cáo UBND Thành phố kịp thời điều chỉnh.
4.3. Đơn vị tổ chức thu (thực hiện theo phân cấp quản lý):
– Các tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội.
– Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện có kho, bãi và đủ điều kiện quản lý trông giữ phương tiện.
Riêng đối với các cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức, viên chức và của người đến giao dịch, làm việc; không được thu tiền gửi phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc (theo quy định tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước).
4.4. Quản lý, sử dụng số tiền thu được
– Số tiền trông giữ xe là doanh thu của các tổ chức, cá nhân. Các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định.
– Đối với các tổ chức, đơn vị thực hiện trông giữ phương tiện trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện thì số tiền thu được (nếu có) sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, phần còn lại được chi theo quy định.