Việc viên chức muốn tiếp tục học bậc cao hơn phải được sự phê duyệt của cơ quan quản lý viên chức. Vậy mẫu đơn đề nghị giải quyết về việc viên chức xin tiếp tục học bậc cao hơn có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị giải quyết về việc viên chức xin tiếp tục học bậc cao hơn là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn đề nghị giải quyết việc viên chức xin tiếp tục học bậc cao hơn là văn bản được lập ra để xin được giải quyết việc viên chức xin tiếp tục học bậc cao hơn. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của viên chức, nội dung đề nghị…
Mục đích của đơn đề nghị giải quyết việc viên chức xin tiếp tục học bậc cao hơn: viên chức có quyền được học tập, bồi dưỡng theo luật, khi viên chức có nhu cầu được học cao lên, viên chức sẽ viết đơn đề nghị giải quyết về việc viên chức xin tiếp tục học bậc cao hơn.
2. Mẫu đơn đề nghị giải quyết về việc viên chức xin tiếp tục học bậc cao hơn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ………
ĐƠN VỊ
Số: ………….
V/v VC xin tiếp tục học bậc cao hơn
…………., ngày…tháng…năm…
Kính gửi: – Ban Giám hiệu
Ông/bà:(1)…………MSVC …………..
Sinh ngày:…../……./…….. Hiện nay đang công tác tại: Bộ môn…………., Khoa ……………
Được cử đi học……….ngành ………..
Theo quyết đinh số:…….., ngày ……./………/…….. của ….
Hiện đang học tại: …………
Nay ông/bà……..xin được học tiếp (2)….……. (theo đơn xin và hồ sơ đính kèm); qua xem xét, trao đổi trong đơn vị, lãnh đạo đơn vị thống nhất đề nghị với Ban Giám hiệu
Kính trình Ban giám hiệu xem xét giải quyết.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT.
Trân trọng kính chào./.
Ý kiến của cấp ủy đơn vị
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người viết báo cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Người viết đơn ghi rõ thông tin của mình: họ và tên, mã số viên chức, ngày sinh, nơi công tác.
(2) Nêu lý do được đi học tiếp của viên chức.
4. Những quy định về bồi dưỡng viên chức:
4.1. Hình thức và nội dung bồi dưỡng:
Hình thức bồi dưỡng:
quy định tại Điều 15 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
– Tập sự.
– Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
– Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.
– Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 08 tiết).
Nội dung bồi dưỡng
– Lý luận chính trị.
– Kiến thức quốc phòng và an ninh.
– Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.
– Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế.
– Tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.
4.2. Chương trình, tài liệu và phân công tổ chức bồi dưỡng:
Chương trình, tài liệu bồi dưỡng:
Được quy định tại Điều 17 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức, gồm:
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.
– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, gồm:
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.
– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, thời gian thực hiện tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần, gồm:
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự và tương đương;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.
– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, thời gian thực hiện tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần, gồm:
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng IV;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng III;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng I.
– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, thời gian thực hiện tối thiểu là 02 tuần, tối đa là 04 tuần, gồm:
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương;
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng Thứ trưởng và tương đương.
– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp xã, thời gian thực hiện tối thiểu là 02 tuần, tối đa là 04 tuần.
– Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, thời gian thực hiện tối đa là 01 tuần.”
Phân công tổ chức bồi dưỡng: Được quy định tại Điều 18 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
– Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bồi dưỡng các chương trình sau:
+ Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương; cấp sở và tương đương; cấp vụ và tương đương; Thứ trưởng và tương đương;
+ Chương trình nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên lý luận chính trị trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu;
+ Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức;
+ Chương trình bồi dưỡng khác do cấp có thẩm quyền giao.
– Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức bồi dưỡng các chương trình sau:
+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương, cấp sở và tương đương, cấp vụ và tương đương, Thứ trưởng và tương đương;
+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương;
+ Chương trình nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp sư phạm cho giảng viên quản lý nhà nước trong hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu;
+ Chương trình bồi dưỡng khác do cấp có thẩm quyền giao.
– Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức bồi dưỡng các chương trình sau:
+ Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương; ngạch chuyên viên và tương đương; ngạch chuyên viên chính và tương đương;
+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp xã;
+ Chương trình bồi dưỡng khác do cấp có thẩm quyền giao.
– Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương tổ chức bồi dưỡng các chương trình sau:
+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;
+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương; ngạch chuyên viên và tương đương; ngạch chuyên viên chính và tương đương;
+ Chương trình bồi dưỡng khác do cấp có thẩm quyền giao.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của viên chức cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở đào tạo, nghiên cứu có đủ điều kiện theo quy định thuộc thẩm quyền quản lý và gửi danh sách về Bộ Nội vụ để tổng hợp, theo dõi, quản lý.
4.3. Quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng:
Quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
– Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
– Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.
– Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
– Thực hiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
– Thực hiện quy chế đào tạo và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tham gia khóa học.
– Thực hiện quy định về đền bù chi phí đào tạo.