Nhà nước ta luôn có những chế độ dành cho các bệnh binh. Để được hưởng chế độ dành cho các bệnh binh, thì các cá nhân cần phải có đơn đề nghị giải quyết chế độ bênh binh.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh binh là gì?
Đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh binh là văn bản do cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin đề nghị về việc giải quyết chế độ bệnh binh. Trong đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh binh nêu những thông tin của người làm đơn, quá trình và thời gian phục vụ trong quân đội, tình trạng bệnh hiện tại…
Đơn đề nghị giải quyết chế độ bênh binh được dùng để cá nhân đủ điều kiện gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị giải quyết để họ được hưởng chế độ bệnh binh.
2. Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh binh:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ BỆNH BINH
Kính gửi:……
Tên tôi là: …… sinh ngày …. tháng …… năm ….
Nguyên quán: ……
Hiện cư trú tại: …..
Nhập ngũ ngày: ……..tháng……….năm…………
Đơn vị: …..
Quá trình, thời gian phục vụ quân đội (Khai rõ thời gian, đơn vị, địa bàn họat động)
……
Bị bệnh ngày….tháng……..năm……
Trường hợp bị bệnh (khai rõ thời gian bị bệnh trong QĐ):…
Tình trạng bệnh tật hiện nay: …….
Tình trạng thượng tật (nếu có) ….
Hiện nay đã được hưởng chế độ gì: ….
Hòan cảnh gia đình, nguyện vọng bản thân……..
Đề nghị các cấp …….. xem xét cho tôi được giải quyết chế độ bệnh binh theo quy định của Nhà nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
……., ngày …… tháng ….. năm …..
Xác nhận của UBND xã, thị trấn
(Ký, đóng dấu)
…….., ngày ……. tháng ….. năm …
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị giải quyết chế độ bệnh binh:
Ghi tên, ngày sinh theo Giấy Khai sinh, chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của cá nhân
Phần Nguyên quán, địa chỉ cư trú ghi rõ thôn, xóm, xã/phường/thị trấn, quận/ huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/ thành phố
Ghi ngày tháng cá nhân nhập ngũ, nhập ngũ tại Đơn vị nào, quá trình, thời gian phục vụ trong từng giai đoạn.
Ghi thời gian bị bệnh, trường hợp bị bệnh
Tình trạng bệnh tật, thương tật hiện nay, ghi rõ tình trạng của cá nhân đó.
Đồng thời ghi chế độ mà cá nhân làm đơn đang được hưởng ví dụ như chế độ lương hưu.
Ghi rõ về nguyện vọng của gia đình, bản thân người làm đơn.
4. Điều kiện xác nhận một người là bệnh binh:
Tại Nghị định số 31/2013/NĐ- CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định về điều kiện xác định bệnh binh là:
Người bị mắc bệnh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là bệnh binh:
– Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
– Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
– Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 15 tháng trở lên;
– Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật chưa đủ 15 tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân;
– Làm nghĩa vụ quốc tế mà mắc bệnh trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp mắc bệnh trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là bệnh binh;
– Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;
– Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;
– Mắc bệnh do một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, đ Khoản này đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần;
– Đã có đủ 15 năm công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân nhưng không đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí. (Điều 33)
Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
– Giấy chứng nhận bệnh tật.
– Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa.
– Quyết định cấp Giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp bệnh tật.(Điều 35)
Về hoạt động cấp Giấy chứng nhận bệnh tật:
– Đối với người mắc bệnh là quân nhân do thì Giấy chứng nhận bệnh tật do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên;
– Đối với người mắc bệnh là công an nhân dân thì Giấy chứng nhận bệnh tật do Thủ trưởng đơn vị cấp vụ, Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc cấp tương đương trở lên.
Các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ra quyết định cấp Giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp bệnh tật. (Điều 34)
Cơ quan có thẩm quyền quyết định thủ tục giải quyết chế độ bệnh binh là Sở lao động Thương binh và xã hội.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính là Sở Lao động Thương binh và xã hội.
Các cơ quan phối hợp gồm: Bệnh viện tỉnh; Hội đồng giám định Y khoa cấp tỉnh; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; UBND cấp xã; Phòng Lao động – TBXH cấp huyện.
5. Chế độ dành cho bệnh binh và người nhà bệnh binh:
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số: 02/2020/UBTVQH14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về chế độ ưu đãi dành cho bệnh binh tại Điều 27, như sau:
* Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh như sau:
– Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể;
– Trợ cấp người phục vụ đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;
– Phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
– Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương Cơ thể từ 81% trở lên có bệnh đặc biệt nặng. Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.
* Bảo hiểm y tế.
* Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
* Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên
* Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở
* Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước
* Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh
* Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật
Còn chế độ ưu đãi đối với thân nhân của bệnh binh được quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh này, cụ thể chế độ ưu đãi như sau:
* Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
– Người phục vụ bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
* Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của
– Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của
* Chế độ ưu đãi đối với con của bệnh binh: Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
* Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng hiện hưởng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
* Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng khi bệnh binh đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.