Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là một loại giấy phép tài nguyên nước nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt quy chuẩn của bộ Tài nguyên Môi trường. Vậy muốn làm đơn đề nghị gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thì cần làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là gì?
Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là mẫu đơn với các thông tin về việc xin gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước gửi lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Mẫu đơn xin gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là mẫu đơn được lập ra để xin được gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
2. Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG GIẤY PHÉP
XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
Kính gửi:……(tên cơ quan cấp phép)
Tổ chức/cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép:
Tên chủ giấy phép: ………….
Địa chỉ: ……………
Điện thoại……….fax:……..Email: ……….
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số……do (tên cơ quan đã cấp giấy phép)..ngày…..tháng…..năm…..
Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép:
Thời gian đề nghị gia hạn/nội dung đề nghị điều chỉnh giấy phép:
Thời hạn đề nghị gia hạn:…………tháng/hoặc năm (nếu đề nghị gia hạn)
Nội dung đề nghị điều chỉnh:………..(nếu đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép)
Giấy tờ tài liệu nộp kèm theo đơn này gồm có:
(Tên tổ chức/cá nhân đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép) đã sao gửi 01 bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường…………….
(Chủ giấy phép) cam kết chấp hành đúng nội dung quy định trong giấy phép và quy định của pháp luật có liên quan.
…………., ngày…tháng…năm…
Tên chủ giấy phép
Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)
3. Hướng dẫn viết đơn xin gia hạn giấy phép xả thải vào nguồn nước:
– Ghi đầy đủ các thông tin
Tên chủ giấy phép: ……..
Địa chỉ: ……………
Điện thoại……….fax:……..Email: ……….
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số……do (tên cơ quan đã cấp giấy phép)..ngày…..tháng…..năm…..
Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép:
Thời gian đề nghị gia hạn/nội dung đề nghị điều chỉnh giấy phép:
Thời hạn đề nghị gia hạn:…………tháng/hoặc năm (nếu đề nghị gia hạn)
Nội dung đề nghị điều chỉnh:………..(nếu đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép)
Giấy tờ tài liệu nộp kèm theo đơn này gồm có: ( ghi rõ giấy tờ gì?)
4. Thủ tục làm đơn:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đứng tên nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tại Bộ phận một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh X; Địa chỉ: – TP ….- tỉnh …; Số điện thoại:…
Thời gian tiếp nhận hồ sơ, hoàn trả kết quả: Vào giờ hành chính tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày thứ bảy, chủ nhật và lễ, tết).
Bộ phận một cửa vào sổ theo dõi và làm phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sau đó chuyển hồ sơ cho Phòng Tài nguyên nước.
Bước 2: Phòng Tài nguyên nước có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường
– Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
Bước 3: Tổ chức việc thẩm định hồ sơ:
– Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định;
– Trường hợp cần thiết Sở Tài nguyên và Môi trường có thể thành lập Hội đồng thẩm định, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan; cơ quan, tổ chức được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn quy định;
– Trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra thực địa thì tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến việc kiểm tra theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo thẩm định, trình UBND tỉnh.
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện để cấp giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo giấy phép trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
– Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án/báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện;
– Trường hợp phải lập lại đề án/báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án/báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
Bước 5: Trên cơ sở báo cáo thẩm định và đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh xem xét, quyết định việc cấp phép.
Bước 6: Sau khi hồ sơ được cấp phép; tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật và nhận kết quả tại Bộ phận một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Thành phần hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;
– Đề án xả nước thải vào nguồn nước đối với trường hợp chưa có công trình hoặc đã có công trình xả nước thải nhưng chưa có hoạt động xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;
– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
– Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải. Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
Thời hạn giải quyết như sau:
Tổng số thời gian giải quyết là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc (Không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án/báo cáo), trong đó:
– Thời hạn tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
– Thời hạn thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ.
– Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án/báo cáo: Không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ; thời gian thẩm định sau khi đề án/báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.
– Thời hạn trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày có giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện TTHC:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh Quảng Bình.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Cơ quan phối hợp: UBND huyện, thành phố, thị xã; UBND xã, phường, thị trấn.
Kết quả thực hiện TTHC:
Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
Thời hạn của giấy phép: Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn không quá mười năm (10) năm.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Mẫu số 09 – Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước ban hành kèm theo
+ Mẫu số 35 – Đề án xả nước thải vào nguồn nước đối với trường hợp chưa có công trình hoặc đã có công trình xả nước thải vào nguồn nước nhưng chưa có hoạt động xả nước thải ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014;
+ Mẫu số 36 – Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước ban hành kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC như sau:
Việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước phải dựa trên các căn cứ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 19 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP:
– Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương;
– Quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch tài nguyên nước thì phải căn cứ vào khả năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước;
– Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng;
– Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hồ sơ cấp phép xả nước thải vào nguồn nước;
– Nhu cầu xả nước thải thể hiện trong đơn đề nghị cấp phép.
– Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải, chất lượng của nguồn nước tiếp nhận nước thải; các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Chức năng của nguồn nước;
– Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
– Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước.
Việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước phải dựa trên các điều kiện quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 20 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định như sau:
– Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
– Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
– Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;
– Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;
– Đối với trường hợp xả nước thải có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012
– Nghị định số 201/2013-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
– Chỉ thị số 17/2006/CT-UBND ngày 04/5/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước;
– Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc quy định mới, điều chỉnh, bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.