Để thăm dò nước dưới đất thì các cá nhân cần có mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất cho cơ quan có thẩm quyền xem xét. Trong một số trường hợp muốn gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất thì phải làm gì? Mẫu đơn và thủ tục xin gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất như thế nào.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất là gì?
Mẫu đơn xin gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất là mẫu đơn với các thông tin đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất cho cơ quan có thẩm quyền xem xét
Mẫu đơn xin gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất là mẫu đơn được lập ra để ghi chép về việc gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất.
2. Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN/ ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG
GIẤY PHÉP KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Kính gửi: …(tên cơ quan cấp phép)
Chủ giấy phép:
Tên chủ giấy phép: ………
Địa chỉ: ………………
Điện thoại…………..fax:………..Email: ……..
Giấy phép khai thác nước dưới đất số……ngày……..tháng……..năm…..; cơ quan cấp…
Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép:…….
Thời gian đề nghị gia hạn/nội dung đề nghị điều chỉnh giấy phép:
– Thời hạn đề nghị gia hạn:………tháng/hoặc năm (nếu đề nghị gia hạn)
– Nội dung đề nghị điều chỉnh:…………(nếu đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép)
4. Giấy tờ tài liệu nộp kèm theo đơn này gồm có:…..
(Chủ giấy phép) đã sao gửi một (01) bộ hồ sơ tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố…….
Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét, gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác nước dưới đất cho (tên chủ giấy phép).
(Chủ giấy phép) cam kết chấp hành đúng nội dung quy định trong giấy phép đã được cấp, nội dung được gia hạn/điều chỉnh và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
……, ngày…tháng…năm…
Chủ giấy phép
Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)
3. Hướng dẫn viết đơn:
– Ghi dầy đủ các thông tin trong đơn:
Chủ giấy phép:
Tên chủ giấy phép: …….
Địa chỉ: ………….
Điện thoại………….fax:……………Email: ……….
Giấy phép khai thác nước dưới đất số……ngày……..tháng……..năm…..; cơ quan cấp…
Lý do đề nghị gia hạn/điều chỉnh nội dung giấy phép:…….
Thời gian đề nghị gia hạn/nội dung đề nghị điều chỉnh giấy phép:
– Thời hạn đề nghị gia hạn:………tháng/hoặc năm (nếu đề nghị gia hạn)
– Nội dung đề nghị điều chỉnh:…………..(nếu đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép)
Giấy tờ tài liệu nộp kèm theo đơn này gồm có:…..( ghi từng loại tài liệu)
– Gửi lên cơ quan cấp phép xem xét
4. Thủ tục làm đơn:
Trình tự thực hiện như sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ đến Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Bước 2. Kiểm tra hồ sơ:
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
– Bước 3: Thẩm định báo cáo và quyết định cấp phép:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định báo cáo.
+ Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh.
+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện.
Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án không tính vào thời gian thẩm định báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.
+ Trường hợp phải lập lại báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ.
– Bước 4. Thông báo kết quả:
Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ về Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh (đối với trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh); thông báo nghĩa vụ tài chính và trả giấy phép (đối với trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh).
Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép.
– Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép.
– Bản sao giấy phép đã được cấp.
Số lượng hồ sơ:02 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
– Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
– Thời hạn thẩm định báo cáo: Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định báo cáo.
Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo không tính vào thời gian thẩm định báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc.
– Thời hạn trả giấy phép: Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép (gia hạn, điều chỉnh) thăm dò nước dưới đất.
– Phí thẩm định hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh: thu tối đa bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu so với cấp phép.
Tên mẫu đơn, báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép:
– Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép: Mẫu 02
– Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép: Mẫu 24
– Giấy phép (gia hạn, điều chỉnh) thăm dò nước dưới đất : Mẫu 13 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT.
Yêu cầu, điều kiện gia hạn/điều chỉnh:
Có đề án phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực lập:
Điều kiện đối với đội ngũ cán bộ chuyên môn của tổ chức lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước
– Cán bộ chuyên môn: có cán bộ được đào tạo các chuyên ngành liên quan đến nước dưới đất (địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, khoan thăm dò, địa vật lý, địa kỹ thuật); Kinh nghiệm công tác: người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 03 (ba) đề án, báo cáo;
– Cùng một thời điểm, người phụ trách kỹ thuật của đề án, báo cáo chỉ đảm nhận phụ trách kỹ thuật tối đa không quá 03 đề án, báo cáo.
Điều kiện đối với cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước
Đối với cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện:
– Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
– Có văn bằng đào tạo trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo phù hợp với nhiệm vụ được giao. Các văn bằng này được các cơ sở đào tạo của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp theo quy định của pháp luật; lý, địa kỹ thuật) Kinh nghiệm công tác: đã là người phụ trách kỹ thuật của ít nhất 05 (năm) đề án, báo cáo;
– Cùng một thời điểm, cá nhân tư vấn độc lập chỉ được nhận tư vấn lập 01 đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.
Hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đề án, dự án, báo cáo trong lĩnh vực tài nguyên nước gồm
– Tổ chức, cá nhân hành nghề khi thực hiện lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước phải có hồ sơ chứng minh năng lực.
– Hồ sơ năng lực đối với trường hợp là tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tài nguyên nước:
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu các loại giấy tờ: Quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm quyền, trong đó có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động điều tra cơ bản, lập quy hoạch tài nguyên nước và các hoạt động khác về tài nguyên nước; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp và các giấy tờ, tài liệu, hợp đồng để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu đối với các hạng mục công việc có quy định điều kiện khi thực hiện (nếu có) đối với trường hợp hạng mục công việc của đề án, dự án, báo cáo có yêu cầu điều kiện khi thực hiện thì tổ chức phải đáp ứng các điều kiện đó hoặc có hợp đồng liên doanh, liên kết hoặc hợp đồng thuê với tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện để thực hiện.
+ Danh sách đội ngũ cán bộ chuyên môn, người được giao phụ trách kỹ thuật; bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu, văn bằng đào tạo, giấy phép hành nghề (nếu có),
– Hồ sơ năng lực đối với trường hợp là cá nhân tư vấn độc lập thực hiện việc lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước:
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu
+ Các tài liệu, giấy tờ để chứng minh kinh nghiệm công tác của cá nhân đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm công tác muc (2) nêu trên;
– Tổ chức, cá nhân hành nghề phải nộp hồ sơ năng lực cho cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc tổ chức cá nhân thuê lập đề án, báo cáo để làm căn cứ lựa chọn tổ chức, cá nhân đủ điều kiện về năng lực thực hiện đề án, dự án, báo cáo.
Riêng với trường hợp gia hạn, tổ chức, cá nhân còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi ( 90) ngày;
– Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cáp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp.
– Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
Căn cứ pháp lý:
– Luật tài nguyên nước năm 2012.
– Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/11/2013 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
–
– Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
– Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất; mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
– Thông tư số 94/2016/TT-BTC ngày 27/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Quyết định số 59/2006/QĐ-BTC ngày 25/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép, thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất;