Chứng chỉ hành nghề y có thời hạn là 5 năm kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn 3 tháng, nếu muốn tiếp tục hành nghề thì cá nhân, tổ chức phải làm thủ tục đề nghị gia hạn tại cơ quan quản lý Nhà nước về y tế có thẩm quyền đã cấp. Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài chi tiết nhất:
- 4 4. Thủ tục xin cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài:
- 5 5. Một số quy định liên quan đến hoạt động hành nghề khám, chữa bệnh:
1. Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài là gì?
Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2019 (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề). Căn cứ theo Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2019, hiện nay có hai loại chứng chỉ hành nghề: Giấy phép hành nghề chính thức và giấy phép hành nghề tạm thời. Đây là một quy định mới của Luật khám bệnh, chữa bênh 2019. Mỗi người hành nghề chỉ có 1 Giấy phép hành nghề.
Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài là mẫu đơn được soạn thảo bởi người nước ngoài đã được cấp chứng chỉ hành nghề y nhưng thời hạn sử dụng sắp hết. Nội dung đơn nêu rõ thông tin của người đề nghị gia hạn chứng chỉ và những tài liệu khác có liên quan.
Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài được soạn thảo nhằm mục đích gia hạn chứng chỉ hành nghề. Tuy nhiên, chứng chỉ hành nghề y tư nhân chỉ được cấp khi cá nhân người nước ngoài đáp ứng các điều kiện hành nghề.
Căn cứ điều 20 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2019, điều kiện hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài gồm những nội dung cụ thể như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam đối với các chức danh: Bác sỹ, Y sỹ, điều dưỡng viên, Hội sinh viên, Kỹ thuật viên có thực hiện các kỹ thuật y khoa trực tiếp trên người bệnh:
– Có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bênh 2019
– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động hoặc là thành viên góp vốn có tên trong giấy chứng nhận đầu tư.
– Đáp ứng các điều kiện về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2019
– Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo; trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.
– Việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng tiếng Việt; trường hợp người hành nghề không biết tiếng Việt thành thạo thì việc chỉ định điều trị, kê đơn thuốc phải ghi bằng ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký sử dụng và người phiên dịch phải dịch sang tiếng Việt.
– Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam được xác định là biết tiếng Việt thành thạo và người được xác định là đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở đào tạo chuyên ngành y do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kiểm tra và công nhận.
– Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về tiêu chí để công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
– Người phiên dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nội dung phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.
Điều kiện cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam đối với các trường hợp quy định tại khoản 2,3 Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2019
– Có văn bằng chuyên môn, giấy chứng nhận liên quan đến y tế phù hợp được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động hoặc là thành viên góp vốn có tên trong giấy chứng nhận đầu tư.
2. Mẫu đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIA HẠN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y TƯ NHÂN
(Đối với người nước ngoài)
Kính gửi: Sở Y tế….
Tên tôi là: ….Năm sinh: …..Quốc tịch: …..
Chỗ ở hiện tại: ……
Điện thoại: …..
Số Hộ chiếu …..Cấp ngày…..tháng…….năm…….Tại……
Bằng cấp chuyên môn: ……..Năm tốt nghiệp: …….
Nơi cấp bằng: ……
Đã công tác tại cơ sở y dược từ ngày…tháng….năm…. đến ngày…tháng….năm…..
Đơn vị công tác cuối cùng: ….. Sau khi nghiên cứu Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, Nghị định ….., Thông tư số …….. và các quy định khác về hành nghề y;
Đề nghị Sở Y tế Hà Nội cấp Chứng chỉ hành nghề y tư nhân cho tôi theo luật định.
Loại hình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề: …..
Hồ sơ gồm có:
Đơn đề nghị cấp gia hạn CCHN Y cho người nước ngoài (theo mẫu)
Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để làm việc
Chứng chỉ hành nghề đã được cấp
02 ảnh chân dung 4cm x6cm
Giấy phép lao động
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
…, ngày…tháng…năm…
Ngày nhận hồ sơ…..
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài chi tiết nhất:
Phần thông tin của người nước ngoài đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân
Tên tôi là: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa, có dấu
Năm sinh: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh
Chỗ ở hiện tại: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Số Hộ chiếu: Ghi theo thông tin sổ hộ chiếu
Bằng cấp chuyên môn, năm tốt nghiệp, nơi cấp bằng: Khai báo trung thực, chính xác
Đề nghị Sở Y tế Hà Nội cấp Chứng chỉ hành nghề y tư nhân cho tôi theo luật định.
Loại hình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề: Ghi rõ loại hình chứng chỉ đề nghị cấp gia hạn
Liệt kê thành phần hồ sơ
Cuối đơn người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Thủ tục xin cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài:
Thủ tục xin gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài được quy định chi tiết tại các điều 29, 30 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2019. Theo đó, thủ tục xin cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề y tư nhân đối với người nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp gia hạn giấy phép hành nghề gồm:
– Đơn đề nghị cấp gia hạn giấy phép hành nghề;
– Giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục do Hội đồng y khoa cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép hành nghề được nộp về Bộ Y tế
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hành nghề phải cấp lại giấy phép hành nghề, nếu không cấp lại giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.
– Trường hợp người hành nghề bổ sung các kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa khác với chuyên khoa mà người hành nghề đã được ghi trong giấy phép hành nghề: người hành nghề được thực hiện kỹ thuật sau khi đã hoàn thành việc đào tạo và được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở cho phép thực hiện bằng văn bản, mà không cần bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên giấy phép hành nghề.
5. Một số quy định liên quan đến hoạt động hành nghề khám, chữa bệnh:
5.1. Thẩm quyền gia hạn giấy phép hành nghề:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 28 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2019: “Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, điều chỉnh, cấp lại, gia hạn và thu hồi giấy phép hành nghề đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc, trừ trường hợp thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng”.
5.2. Thu hồi giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề:
Theo quy định tại Điều 31 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2019, giấy phép hành nghề sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
” Điều 31. Thu hồi giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề
1. Giấy phép hành nghề bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hành nghề được cấp không đúng thẩm quyền;
b) Giấy phép hành nghề có nội dung trái pháp luật;
c) Người hành nghề không hành nghề trong thời gian 02 năm liên tục;
d) Người hành nghề được Hội đồng chuyên môn xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh;
đ) Người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 02 năm liên tiếp;
e) Người hành nghề không đủ sức khỏe để hành nghề;
g) Người hành nghề thuộc một trong các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật này.
h) Người hành nghề có đơn đề nghị thu hồi giấy phép hành nghề.
2. Khi phát hiện một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan cấp giấy phép hành nghề ra quyết định thu hồi giấy phép hành nghề.
3. Trong trường hợp phát hiện người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật mà không thuộc quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ sai sót, cơ quan cấp giấy phép hành nghề đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thủ tục thu hồi giấy phép hành nghề; thủ tục, thời gian đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chuyên môn của người hành nghề”.
Như vậy, việc được cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh vốn đã rất khó khăn tuy nhiên trong quá trình hành nghề cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng những nguyên tắc khám bệnh,chữa bệnh để tranh những rủi ro không đáng có dẫn đến hậu quả bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Căn cứ pháp lý: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2019 (Đã hết hiệu lực).