Trường hợp không đáp ứng các điều kiện hưởng trợ giúp xã hội thì cá nhân hoặc người giám hộ có quyền đề nghị dừng trợ giúp xã hội. Hồ sơ đề nghị dừng trợ giúp xã hội bắt buộc phải có đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội là gì?
Đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội là văn bản do cá nhân hoặc người giám hộ của cá nhân gửi tới giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội nơi đã tiếp nhận đối tượng để đề nghị dừng trợ giúp xã hội khi có lý do cụ thể.
Đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền xem xét, đánh giá việc tiếp tục hay dừng trợ giúp xã hội.
2. Mẫu đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ DỪNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI
Kính gửi: Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội….
Họ và tên (tên đối tượng hoặc người giám hộ): ……… Nam, nữ ………
Sinh ngày ………. tháng ……… năm ………,
Số định danh cá nhân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND số …. Cấp ngày …./…./….. Nơi cấp: …
Trú quán tại thôn …… Xã (phường, thị trấn) ……… huyện (quận, thị xã, thành phố)……….. Tỉnh …………
Tôi làm đơn này đề nghị Giám đốc cơ sở trợ giúp xã hội …… xem xét, giải quyết cho …………… (Họ và tên đối tượng), (Đối với trường hợp người giám hộ viết đơn thì phải khai bổ sung các thông tin sau:
Họ và tên đối tượng: ………. Nam, nữ. …….
Sinh ngày…………. tháng …………. năm …………
Số định danh cá nhân hoặc số thẻ căn cước công dân hoặc Giấy CMND số …….. Cấp ngày ..…/…./…..Nơi cấp: …
Trú quán tại thôn ……….. Xã (phường, thị trấn) …. huyện (quận, thị xã, thành phố)………. Tỉnh ……) dừng sử dụng dịch vụ trợ giúp xã hội tại cơ sở và được hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.
Lý do đề nghị dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở: ………
Trân trọng cảm ơn./.
……, ngày ….. tháng …. năm …..
Đối tượng hoặc người giám hộ
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội chi tiết nhất:
Mẫu đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội khá giống mẫu đơn đề nghị tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội, đã được đưa ra khá ngắn gọn và đơn giản trong cách viết, thực tế người làm đơn chỉ cần trình bày các thông tin cá nhân của người làm đơn và thông tin của đối tượng được đề nghị tiếp nhận, cuối đơn, người làm đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn đơn, ký và ghi rõ họ tên. Tuy nhiên, trong đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội, người viết đơn phải trình bày rõ lý do đề nghị dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở.
4. Các vấn đề pháp lý về dừng trợ giúp xã hội:
4.1. Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội):
– Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
+ Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng, cụ thể:
“Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành
e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.”
“Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.”
– Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
+ Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
+ Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
+ Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.
+ Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
+ Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
+ Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
4.2. Thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội:
– Thẩm quyền dừng trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng.
– Điều kiện dừng trợ giúp xã hội:
+ Kết thúc quản lý trường hợp theo quyết định của người đứng đầu cơ sở;
+ Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi;
+ Đối tượng đủ 16 tuổi. Trường hợp từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi;
+ Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng;
+ Đối tượng không liên hệ trong vòng 1 tháng;
+ Đối tượng đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội;
+ Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
+ Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội;
+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
– Thủ tục dừng trợ giúp xã hội:
+ Đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng thuộc quyền quản lý; người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội;
+ Lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.