Các đối tượng điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không đều phải được cấp bằng lái. Đối với các cá nhân đủ điều kiện và có mong muốn dự thi lấy bằng phương tiện thủy nội địa thì sẽ làm đơn đề nghị dự thi lấy bằng phương tiện thủy nội địa.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị dự thi lấy bằng phương tiện thủy nội địa là gì và dùng để làm gì?
Đơn đề nghị dự thi lấy bằng phương tiện thủy nội địa là văn bản do cá nhân có nhu cầu thi bằng phương tiện thủy nội địa viết gửi tới cơ quan, tổ chức tổ chức thi bằng phương tiện thủy nội địa nhằm đề nghị dự thi lấy bằng phương tiện thủy nội địa.
Đơn đề nghị dự thi lấy bằng phương tiện thủy nội địa được dùng để cá nhân thể hiện mong muốn được thi lấy bằng phương tiện thủy nội địa và đây là căn cứ để cơ quan tổ chức thi lấy bằng phương tiện thủy nội địa đồng ý cho cá nhân viết đơn tham gia thi lấy bằng phương tiện thủy nội địa.
2. Mẫu đơn đề nghị dự thi lấy bằng phương tiện thủy nội địa và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ DỰ THI LẤY BẰNG
THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Kính gửi: Sở Giao thông vận tải …
Ảnh
3 x 4
Tên tôi là: …… (Ghi theo Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân)
Quốc tịch: ……. Nam (nữ): ………. (Ghi theo Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân)
Sinh ngày …….. tháng ……. năm …….(Ghi theo Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân)
Nơi cư trú:…..(ghi rõ thôn/xóm/tổ dân phố, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Số CMND (hoặc Hộ chiếu): ….. do …. cấp ngày….tháng……năm …. (ghi theo Chứng minh nhân dân)
Đối chiếu với tiêu chuẩn, điều kiện dự thi lấy bằng thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện thủy nội địa, tôi thấy đủ điều kiện để tham gia dự thi lấy bằng ….
Đề nghị Sở Giao thông vận tải … cho tôi được dự thi để lấy bằng ……
Tôi xin cam đoan những điều khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
…., ngày…tháng…năm…
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ và tên)
3. Điều kiện đối với thuyền trưởng, máy trưởng phương tiện thủy nội địa:
Thông tư số 40/2019/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
3.1. Điều kiện chung dự thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn:
– Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề tương ứng với từng loại, hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
– Đủ tuổi, đủ thời gian đảm nhiệm chức danh hoặc thời gian tập sự tính đến thời điểm ra quyết định thành lập Hội đồng thi, kiểm tra tương ứng với từng loại, hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn quy định.
– Có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
Ngoài những điều kiện trên, thì cần có những điều kiện khác quy định tại Điều 6 như:
– Kiểm tra để được cấp chứng chỉ thủy thủ, chứng chỉ thợ máy: đủ 16 tuổi trở lên.
– Kiểm tra để được cấp chứng chỉ lái phương tiện: đủ 18 tuổi trở lên.
– Kiểm tra để được cấp chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển, phương tiện chở xăng dầu, chở hóa chất, chở khí hóa lỏng: có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ thợ máy hoặc chứng chỉ lái phương tiện trở lên.
– Kiểm tra để được cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện cao tốc: đủ 18 tuổi trở lên, có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện trở lên.
– Kiểm tra để được cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển: có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, thuyền trưởng từ hạng ba trở lên, có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng ba đủ 06 tháng trở lên.
– Thi để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư: đủ 18 tuổi trở lên, có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện.
– Thi để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba:
+ Đủ 18 tuổi trở lên, có chứng chỉ thủy thủ hoặc chứng chỉ lái phương tiện, có thời gian đảm nhiệm chức danh đủ 12 tháng trở lên hoặc có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư, có thời gian đảm nhiệm chức danh thủy thủ hoặc người lái phương tiện đủ 06 tháng trở lên;
+ Đối với người đã có chứng chỉ sơ cấp nghề được đào tạo nghề điều khiển tàu thủy hoặc điều khiển tàu biển hoặc nghề thủy thủ, hoàn thành thời gian tập sự đủ 06 tháng trở lên được dự thi để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, không phải dự học chương trình tương ứng.
– Thi để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba:
+ Đủ 18 tuổi trở lên, có chứng chỉ thợ máy, có thời gian đảm nhiệm chức danh thợ máy đủ 12 tháng trở lên;
+ Đối với người đã có chứng chỉ sơ cấp nghề được đào tạo theo nghề máy tàu thủy hoặc máy tàu biển hoặc nghề thợ máy, hoàn thành thời gian lập sự đủ 06 tháng trở lên được dự thi để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba, không phải dự học chương trình tương ứng.
– Thi để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì:
+ Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng ba đủ 18 tháng trở lên hoặc có chứng chỉ sơ cấp nghề thuyền trưởng hạng ba, có thời gian tập sự đủ 12 tháng trở lên;
+ Đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp được đào tạo nghề điều khiển tàu thủy hoặc điều khiển tàu biển hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng ba đủ 12 tháng trở lên được dự thi để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì, không phải dự học chương trình tương ứng.
– Thi để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì:
+ Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba, có thời gian đảm nhiệm chức danh máy trưởng hạng ba đủ 12 tháng trở lên hoặc có chứng chỉ sơ cấp nghề máy trưởng hạng ba, có thời gian tập sự đủ 06 tháng trở lên;
+ Đối với người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp được đào tạo nghề máy tàu thủy hoặc máy tàu biển, hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh máy trưởng hạng ba đủ 06 tháng trở lên được dự thi để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì, không phải dự học chương trình tương ứng.
– Thi để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất:
+ Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên, có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì, có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng nhì đủ 24 tháng trở lên;
+ Đối với người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên được đào tạo nghề điều khiển tàu thủy hoặc điều khiển tàu biển, hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh thuyền trưởng hạng nhất đủ 18 tháng trở lên được dự thi để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất, không phải dự học chương trình tương ứng.
– Thi để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất:
+ Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên, có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì, có thời gian đảm nhiệm chức danh máy trưởng hạng nhì đủ 18 tháng trở lên;
+ Đối với người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên được đào tạo nghề máy tàu thủy hoặc máy tàu biển, hoàn thành thời gian tập sự theo chức danh máy trưởng hạng nhì đủ 12 tháng trở lên được dự thi để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất, không phải dự học chương trình tương ứng.
3.2. Thẩm quyền tổ chức thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn:
Điều 7 của Thông tư quy định như sau:
“1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam:
a) Tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng từ hạng nhì trở lên trong phạm vi toàn quốc và GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư trở lên, máy trưởng từ hạng ba trở lên đối với cơ sở đào tạo trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;
b) Quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi CCCM đặc biệt.
2. Sở Giao thông vận tải:
a) Tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, hạng tư và GCNKNCM máy trưởng hạng ba;
b) Tổ chức kiểm tra, ra quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo).
3. Cơ sở đào tạo đủ điều kiện theo quy định:
a) Tổ chức kiểm tra, ra quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản;
b) Tổ chức kiểm tra CCCM đặc biệt.
4. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp GCNKNCM, CCCM thì cơ quan đó thực hiện xét cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM. Khi cấp lại GCNKNCM, CCCM thì cơ quan có thẩm quyền phải hủy bản chính GCNKNCM, CCCM bằng hình thức cắt góc.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM tại cơ quan không phải là cơ quan cấp GCNKNCM, CCCM trước đó thì cơ quan đó căn cứ vào thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này có văn bản gửi đến cơ quan cấp GCNKNCM, CCCM trước đó xác minh, sau khi có kết quả xác minh thực hiện việc cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.”