Đối với tham gia giao thông đường bộ ở Việt nam nếu như có nhu cầu đổi giấy phép lái xe quốc tế sang giấy phép lái xe tương đương của Việt Nam thì có thể viết đơn đề nghị gửi lên Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài là gì?
Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài là mẫu đơn hành chính do người nước ngoài đang cư trú ở Việt Nam gửi cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam( Sở giao thông vận tải).
Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài là văn bản khai thông tin của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và mong muốn được đổi giấy phép lái xe tương ứng với giấy phép quốc tế. Đồng thời, Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài là cơ sở, căn cứ để Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Sở giao thông vận tải) xem xét và thực hiện đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom – Happiness
——————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
APPLICATION FORM FOR EXCHANGE OF DRIVER’S LICENCE
(Dùng cho người nước ngoài) – (For Foreigner only)
Kính gửi (To): Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Sở Giao thông vận tải…)
Directorate for Road of Viet Nam (Transport Department…)
Tôi là (Full name):…………
Quốc tịch (Nationality):……….
Ngày tháng năm sinh (Date of birth):……..
Hiện cư trú tại (Permanent Address):……..
Số hộ chiếu (Passport No):….
Cấp ngày (Issuing date): ngày (date): ………….. tháng (month) ………. năm (year)….
Hiện có giấy phép lái xe cơ giới đường bộ số (Current Driving Licence No):…
Cơ quan cấp (Issuing Office):……
Tại (Place of issue):……….
Cấp ngày (Issuing date): ngày (date): ….. tháng (month) ….. năm (year)…..
Lý do xin đổi giấy phép lái xe (Purpose of application for new driving licence):….
Định cư lâu dài tại Việt Nam/không định cư lâu dài tại Việt Nam (Long time of staying in Viet Nam/Short time of staying in Viet Nam).
Gửi kèm theo đơn gồm có (Documents enclosed as follows):
– Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài đã được công chứng (Translation of current foreign driving licence with notation);
– Bản sao hộ chiếu (phần họ tên và ảnh; trang thị thực nhập cảnh) [Copy of passport (included pages: full name, photograph, valid visa)].
Tôi xin đảm bảo lời khai trên đây là đúng sự thật.
I certify that all the information included in this application and attached documents is correct and true.
………, ngày (date)…tháng (month)…năm (year)…..
NGƯỜI LÀM ĐƠN (APPLICANT)
(Ký và ghi rõ họ, tên)
(Signature and Full name)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài:
phần kính gửi của Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài người làm đơn sẽ ghi rõ tên Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe.
Phần thông tin của người làm đơn, yêu cầu người làm đơn cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết một cách rõ ràng, chi tiết, chính xác, cụ thể nhất. Và đồng thời người làm đơn cần cam kết những thông tin đó là đúng sự thật, nếu sai sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Người làm đơn sẽ nêu rõ lý do muốn đổi giấy phép lái xe, lý đó phải phù hợp và chính đáng.
Giấy tờ kèm theo Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài gồm: Bản sao hộ chiếu ,Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài đã được công chứng
Đây là thủ tục dành cho người nước ngoài nên đơn sẽ là bản song ngữ để đảm quyền lợi cũng như nghĩa vụ củ người nước ngoài. Cuối đơn người làm đơn ký và ghi rõ họ tên của mình.
4. Ở Việt Nam có những hạng giấy phép lái xe nào?
Giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng sau khi họ đã trải qua sự kiểm tra đánh giá năng lực.
Các loại giấy phép lái xe như sau:
Giấy phép lái xe hạng A1
– Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.
– Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
– Đây là một loại bằng lái không có thời hạn sử dụng.
Giấy phép lái xe hạng A2
Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Đây là một loại bằng lái không có thời hạn sử dụng.
Giấy phép lái xe hạng A3: Người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Đây là một loại bằng lái không có thời hạn sử dụng.
Giấy phép lái xe hạng A4: Người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg. Giấy phép lái xe hạng A4 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động: có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
– Ôtô dùng cho người khuyết tật.
Giấy phép lái xe hạng B2
– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Giấy phép lái xe hạng C
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
– Giấy phép lái xe hạng C có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Giấy phép lái xe hạng D
– Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
– Giấy phép lái xe hạng D có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Giấy phép lái xe hạng E
– Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
– Giấy phép lái xe hạng E có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Giấy phép lái xe hạng F: Bằng lái xe này cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa. Giấy phép lái xe hạng FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Hiện tại có 02 cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lái xe đó là:
+ Tổng cục Đường bộ Việt Nam: theo đó, cơ quan này có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước và những đối tượng thuộc quyền quản lý của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Người có hộ khẩu ngoài tỉnh vẫn có thể tham gia kỳ thi sát hạch ở bất kỳ tỉnh nào khi có nhu cầu để được cấp Giấy phép lái xe thông qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
+ Sở Giao thông vận tải: cơ quan này có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Người có hộ khẩu thường trú của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào thì sẽ được Sở Giao thông vận tải của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nơi đó cấp Giấy phép lái xe khi có nhu cầu.
Theo
Điều kiện để người nước ngoài cư trú ở Việt Nam có thể thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe bao gồm:
– Người nước ngoài có thời gian cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên;
– Giấy phép lái xe nước ngoài còn đủ các yếu tố cần thiết: Còn thời hạn sử dụng, hạng xe được phép điều khiển, không có biểu hiện tẩy xóa hoặc rách nát, không có sự khác biệt về nhận dạng;
– Hộ chiếu, visa của người nước ngoài còn thời hạn sử dụng
– Người nước ngoài có địa chỉ lưu trú cụ thể
– Không đổi giấy phép lái xe tạm thời của nước ngoài, giấy phép lái xe quốc tế.