Trong trường hợp cơ sở chăn nuôi thực hiện không đúng các yêu cấu về bố trí chuồng trai, bảo đảm vệ sinh gây hậu quả ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư sinh sống, các cá nhân, tổ chức có liên quan có quyền làm đơn đề nghị dỡ bỏ khu nuôi nhốt ô nhiễm.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị dỡ bỏ khu nuôi nhốt ô nhiễm là gì?
Nuôi nhốt động vật là thuật ngữ chỉ khái quát nhất để mô tả việc nuôi giữ hoặc gây nuôi các động vật được thuần hóa được giam cầm, nhốt giữ, chăm nuôi. Những động vật sống dưới sự chăm sóc của con người thường được coi là động vật trong điều kiện nuôi nhốt.
Những địa điểm nuôi nhốt động vật bao gồm các trang trại, gia trại, trại nuôi, trại gây giống (trại giống, trại nhân giống), nhà riêng, hộ gia đình công viên động vật,.
Đơn đề nghị dỡ bỏ khu nuôi nhốt ô nhiễm là mấu đơn được soạn thảo bởi cá nhân/ tổ chức nhằm đề nghị dỡ bỏ khu nuôi nhốt ô nhiễm. Nội dung đơn nêu rõ thông tin của người viết đơn, lý do soạn đơn, căn cứ đề nghị dỡ bỏ khu nuôi nhốt ô nhiễm,…
Điều 3,
Vì vậy, trong trường hợp khu chăn nuôi nằm trong khu vực dân cư sinh sống bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt người dân có căn cứ để làm đơn đề nghị dỡ bỏ khu nuôi nhốt nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Mẫu đơn đề nghị dỡ bỏ khu nuôi nhốt ô nhiễm mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
—–o0o—–
……., ngày… tháng… năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ DỠ BỎ KHU NUÔI NHỐT Ô NHIỄM
Kính gửi: Quản lý khu nuôi nhốt A
Căn cứ:
Tên tôi là:
Sinh ngày: …/…/….
CMND/CCCD số:… Ngày cấp:…./…../…… Nơi cấp:……
HKTT:……
Chỗ ở hiện nay:……
Điện thoại liên hệ:……
Hiện nay, theo quá trình theo dõi và kiểm tra của cán bộ quản lý chăn nuôi thuộc phạm vi phường Lê Đại Hành cho thấy địa điểm khu nuôi nhốt A ô nhiễm môi trường nghiệm trọng, thuộc một trong những điều cấm của luật chăn nuôi gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân khu phố cũng như không đảm an toàn vệ sinh môi trường.
Căn cứ pháp lý tại Khoản 1 Điều 12 Luật chăn nuôi 2018 về hành vi nghiêm cấm trong chăn nuôi đó là “ Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư, trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường”. Và quy định tại Điều 80 của Luật này về trách nhiệm của Ủy Ban Nhân Dân các cấp. Theo đó, tôi kính đề nghị chủ khu nuôi nhốt A dỡ bỏ khu nuôi nhốt ô nhiễm.
Kính mong quản lý khu nuôi nhốt A nhanh chóng dỡ bỏ khu nuôi nhốt theo đúng quy định của pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị dỡ bỏ khu nuôi nhất chi tiết nhất:
Mục tên tôi là: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
Mục “CMND số” : Ghi đầy đủ số CMND
Hộ khẩu thường trú: Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp thay đổi hộ khẩu thường trú thì ghi tho địa chỉ thường trú đã thay đổi
Chỗ ở hiện nay: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( Ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Trình bày lý do làm đơn:
Lời cảm ơn
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định pháp luật về hoạt động chăn nuôi:
4.1. Quy định về loại hình chăn nuôi:
Chăn nuôi được chia làm hai loại hình: Chăn nuôi trang trại và chăn nuôi nông hộ. Đối với mỗi loại hình đòi hỏi đáp ứng các điều kiện riêng biệt về chăn nuôi, cụ thể:
Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Vị trí xây dựng: Phải đảm bảo phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định
– Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi
– Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
– Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
– Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
– Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
– Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Bên cạnh những điều kiện về cơ sở vật chất đối với hoạt động chăn nuôi, vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi cũng vô cùng quan trọng. Trang trại chăn nuôi là sự tập trung của một số lượng lớn cá thể vật nuôi, việc hoàn thiện quy trình xử lý chất thải nhằm đảm bảo môi trường xung quanh trang trại chăn nuôi được trong lành, bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Chất thải chăn nuôi bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và chất thải khác.
4.2. Quy định về xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại:
Đối với các loại chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ:
– Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản;
– Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng;
– Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau:
– Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm thu gom, xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Nước thải chăn nuôi đã xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi được sử dụng cho cây trồng;
– Nước thải chăn nuôi chưa xử lý khi vận chuyển ra khỏi cơ sở chăn nuôi trang trại đến nơi xử lý phải sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại có trách nhiệm xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi.
Việc xử lý chất thải khác phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
4.3. Xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ:
Chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;
Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
4.4. Quy định về xử lý tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi:
Tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi bao gồm tiếng ồn phát ra từ vật nuôi, thiết bị sử dụng trong hoạt động chăn nuôi.
Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại, chủ chăn nuôi nông hộ phải xử lý tiếng ồn phát ra trong hoạt động chăn nuôi đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn trong hoạt động chăn nuôi.