Việc thực hiện các thủ tục để được cơ quan nhà nước hay chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết vụ việc thường thông qua hình thức là hồ sơ có thể dẫn đến những sai sót trong thông tin vì vậy cá nhân, tổ chức có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền đính chính hồ sơ.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ là gì?
Đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ là văn bản do cá nhân, tổ chức gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm yêu cầu đính chính hồ sơ trong trường hợp có sự sai sót về thông tin.
Đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền nắm bắt tình hình quản lý, xem xét thông tin và thực hiện đính chính.
2. Mẫu đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÍNH CHÍNH THÔNG TIN TRONG HỒ SƠ
…(1)………
Kính gửi: …(2)…………
Họ và tên: …………
Sinh ngày … tháng … năm ……….. Nam/nữ: ………
Nguyên quán: ………
Trú quán: ……………
Thông tin ghi trong hồ sơ: ……………
Thông tin đề nghị đính chính: …………
Các giấy tờ kèm theo có liên quan đến việc đính chính thông tin:…..
…. ngày… tháng… năm…
Xác nhận (của chủ thể có thẩm quyền)…………
Ông(bà)………………………….hiện cư trú tại ………………………………
(Chữ ký, dấu)
…. ngày … tháng … năm …
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị định chính thông tin trong hồ sơ chi tiết nhất:
(1) Tên hồ sơ.
(2) Cơ quan trực tiếp tiếp nhận và giải quyết.
Người viết đơn ghi các thông tin cá nhân bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, trú quán theo giấy khai sinh của cá nhân.
Ghi rõ các thông tin trong hồ sơ và các thông tin sẽ đính chính trong hồ sơ.
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối đơn, đồng thời ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn.
4. Thủ tục, trinh tự yêu cầu đính chính thông tin hồ sơ trong một số trường hợp nhất định:
4.1. Đơn đề nghị đính chính thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công:
Người có công với cách mạng đề nghị sửa đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; quê quán; thân nhân (gọi chung là thông tin cá nhân) ghi trong hồ sơ người có công để phù hợp với giấy tờ về hộ tịch.
Người có công, thân nhân liệt sĩ hoặc thân nhân của người có công đã từ trần làm đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ người có công (Mẫu HS5) kèm các giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ gốc của người có công.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 20 ngày từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin và có văn bản kèm giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp cơ quan cấp giấy tờ đã giải thể thì gửi cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó để xem xét giải quyết.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ văn bản đính chính của cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh lại thông tin trong hồ sơ người có công và gửi thông báo điều chỉnh thông tin đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Người có công).
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân (người có công, thân nhân người có công) chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;
Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã).
Bước 3: Cán bộ, công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đối chiếu với các quy định của chính sách hiện hành:
– Nếu đủ điều kiện thì cán bộ, công chức xác nhận vào đơn đề nghị.
– Nếu chưa đủ điều kiện thì cán bộ, công chức trả lời công dân hoặc hướng dẫn công dân hoàn thiện, bổ sung hồ sơ theo quy định.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp xã.
Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ.
Số lượng hồ sơ : 01 bộ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số
– Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH 13 ngày 16/7/2012 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2012;
–
–
4.2. Đơn đề nghị điều chỉnh hồ sơ kỹ thuật thửa đất:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.
Bước 2: Nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại Ủy ban nhân dân phường –xã, thị trấn.
– Cán bộ địa chính phường – xã, thị trấn kiểm tra tính đầy đủ
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cán bộ tiếp nhận viết biên nhận trao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường xã, thị trấn
Mọi hoạt động phải được thực hiện trong giờ hành chính (từ thứ hai đến sáng thứ 7 hàng tuần).
Cách thức thực hiện: Trực tiếp nộp tại trụ sở cơ quan hành chính Nhà nước.
Thành phần hồ sơ: Đơn đề nghị điều chỉnh hồ sơ kỹ thuật thửa đất; Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất; Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất phải thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình phụ trên lô đất, khoảnh cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, cấp thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân phường –xã, thị trấn.
4.3. Đính chính thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:
Căn cứ đính chính:
Trường hợp 1: Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chưa chính xác so với nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp 2: Trường hợp doanh nghiệp phát hiện nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc chưa chính xác so với bản giấy của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán do quá trình chuyển đổi dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Thành phần hồ sơ:
Giấy đề nghị hiệu đính thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/Giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp do chuyển đổi trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Văn bản kèm theo bao gồm: bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), Giấy phép đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán..
Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định cụ thể như sau:
– Trong trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp bên cạnh hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
– Trong trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bên cạnh đó phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp,
– Trong trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính buộc phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Điều này giúp đảm bảo tính chắc chắn và tính pháp lý trong quá trình thiết lập