Kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm thì cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cũng như phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm. Vậy mẫu đơn đề nghị điều chỉnh GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm là gì?
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm là mẫu đơn được lập ra gửi đến Bộ Tài chính để đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điểu kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm. Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nêu rõ thông tin về doanh nghiệp, nội dung đơn đề nghị..
Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm là mẫu đơn được dùng để đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm. Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét về việc điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp có yêu cầu theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
Phương pháp xếp hạng tín nhiệm (Điều 32 Nghị định 88/2014/NĐ- CP)
– Pháp luật quy định về doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng phương pháp xếp hạng tín nhiệm để phân tích, đánh giá được khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm. Theo đó, phương pháp xếp hạng tín nhiệm phải bao gồm cả phương pháp đánh giá định lượng và phương pháp đánh giá định tính.
– Phương pháp xếp hạng tín nhiệm được quy định là phải đánh giá được các yếu tố rủi ro cơ bản và mức độ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm, bao gồm các nội dung như: những rủi ro vĩ mô, rủi ro thị trường và môi trường kinh doanh; rủi ro chiến lược; rủi ro quản trị; rủi ro nhân sự; rủi ro tài chính; rủi ro khác theo đánh giá của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
– Cách thức thực hiện: Khi doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thì doanh nghiệp phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp những nội dung cơ bản của phương pháp xếp hạng tín nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
….., ngày…. tháng…. năm 20…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v: Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm)
Kính gửi: Bộ Tài chính.
1. Tên doanh nghiệp:……….(1)
– Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…………….(2)
– Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (nếu có):……..(3)
– Địa chỉ trụ sở chính:…………. Số điện thoại:………..số fax:………(4)
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số……….. do………. (tên cơ quan cấp)……….. cấp ngày….. tháng….. năm……..
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm số………. cấp lần đầu ngày…. tháng… năm……. (điều chỉnh lần thứ…… ngày… tháng… năm……). (5)
Đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho….. (tên doanh nghiệp) trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm số…. cấp…. ngày… tháng… năm….
2. Nội dung đề nghị điều chỉnh (6)
(Tên doanh nghiệp) đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm theo các nội dung sau:….
Lý do đề nghị điều chỉnh:……
3. Hồ sơ kèm theo gồm có:……
4. Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung trong Đơn và các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo đơn này./.
……, ngày…. tháng…. năm….
Người đại diện theo pháp luật
(Ký tên, ghi rõ họ và tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên doanh nghiệp
(2): Điền tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài (nếu có)
(3): Điền tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài (nếu có)
(4): Điền địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax
(5): Điền thông tin về về giấy chứng nhận đăng ký điều kiện kinh doanh
(6): Điền nội dung điều chỉnh
4. Quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm:
– Cơ sở pháp lý: Nghị định 88/2014/NĐ- CP
Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm (Điều 26 Nghị định 88/2014/NĐ- CP)
– Pháp luật quy định doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm bao gồm các bước như sau:
+ Bước 1: Đàm phán và ký hợp đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm
+ Bước 2: Lựa chọn và phân công nhiệm vụ chuyên viên phân tích tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 29 Nghị định này
+ Bước 3: Thành lập Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 30 Nghị định này;
+ Bước 4: Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm và thông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm;
+ Bước 5: Công bố báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm và theo dõi, cập nhật, đánh giá định kỳ báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;
+ Bước 6: Kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
Chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm (Điều 28 Nghị định 88/2014/NĐ- CP)
– Pháp luật quy định về chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm do doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm và tổ chức được xếp hạng tín nhiệm tự thỏa thuận trong hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
– Theo đó, chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm căn cứ vào các yếu tố như : nội dung, khối lượng và tính chất công việc, thời gian của hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, trình độ, kinh nghiệm và uy tín của chuyên viên phân tích, Hội đồng xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm bên cạnh đó còn dựa vào mức độ trách nhiệm của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
Hội đồng xếp hạng tín nhiệm (Điều 30 Nghị định 88/2014/NĐ- CP)
– Đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thành lập Hội đồng xếp hạng tín nhiệm, lựa chọn và quyết định số lượng thành viên căn cứ vào quy mô, tính chất của hợp đồng nhưng tối thiểu phải có ba (03) thành viên. Việc lựa chọn thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm đối với mỗi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
+ Có tối thiểu một (01) thành viên của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm là người lao động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
+ Có tối thiểu một (01) thành viên có một trong các chứng chỉ sau: Chứng chỉ kiểm toán viên cấp bởi Bộ Tài chính, chứng chỉ được quốc tế công nhận trong lĩnh vực phân tích đầu tư chứng khoán, kế toán và kiểm toán;
+ Đáp ứng đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 20 Nghị định này;
+ Không tham gia hoạt động điều hành doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
+ Không phải là chuyên viên phân tích của cùng một (01) hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
+ Không thuộc các trường hợp xung đột lợi ích khi tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp xung đột lợi ích của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải chấm dứt sự tham gia của thành viên vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm. Doanh nghiệp có thể thay thế, bổ sung thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm mới nếu cần thiết.
– Nhiệm vụ của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm:
+ Quyết định kết quả xếp hạng tín nhiệm hoặc thay đổi bậc xếp hạng xếp hạng tín nhiệm theo cơ chế biểu quyết quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm;
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Hội đồng xếp hạng tín nhiệm phải báo cáo người quản lý doanh nghiệp những trường hợp phát sinh xung đột lợi ích của chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này.
– Trách nhiệm của thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm:
+ Thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm có quyền tham gia họp Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để thẩm định, thảo luận và biểu quyết thông qua bậc xếp hạng tín nhiệm, cập nhật bậc xếp hạng tín nhiệm, báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm;
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm thuộc các trường hợp có xung đột lợi ích quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định này có nghĩa vụ báo cáo Hội đồng xếp hạng tín nhiệm và đề nghị chấm dứt tham gia hợp đồng này;
+ Tuân thủ bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức quy định tại Điều 34 Nghị định này.
– Cơ chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm:
+ Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm có trách nhiệm ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm bao gồm những nội dung cơ bản sau:
– Cơ chế biểu quyết của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm trong đó tối thiểu phải có trên 60% thành viên biểu quyết thông qua mỗi quyết định của Hội đồng;
– Cơ chế bầu chủ tịch Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để điều hành hoạt động của Hội đồng xếp hạng tín nhiệm;
– Cơ chế xử lý xung đột về lợi ích của chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm (nếu có);
– Cơ chế bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm.
+ Khi biểu quyết thông qua bậc xếp hạng tín nhiệm, cập nhật bậc xếp hạng tín nhiệm và báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm, Hội đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo độc lập, khách quan, minh bạch và không chịu tác động bởi Tổng Giám đốc, Giám đốc, Hội đồng quản trị và Hội đồng thành viên của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
+ Hội đồng xếp hạng tín nhiệm tự giải thể khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định về hoạt động xếp hạng dịch vụ tín nhiệm, hợp đồng xếp hạng tín nhiệm, chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, hội đồng xếp hạng tín nhiệm để từ đó các tổ chức có mong muốn đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cũng như các cơ quan tổ chức có nhiệm vụ cũng như có trách nhiệm tuân thủ theo quy định của pháp luật trong việc xếp hạng tín nhiệm.