Hoạt động đăng ký phương tiện thủy nội địa là hoạt động bắt buộc đối với chủ sở hữu phương tiện, đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động của các phương tiện trong phạm vi nhất định mà loại trừ đi các loại tàu cá,.... Một trong các giấy tờ quan trọng phải có trong hồ sơ đăng ký là đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa mới nhất:
- 2.1 2.1. Mẫu đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa (dùng cho phương tiện chưa khai thác, đăng ký lần đầu):
- 2.2 2.2. Mẫu đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa (Dùng cho phương tiện đang khai thác, đăng ký lần đầu):
- 2.3 2.3. Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa (Dùng cho phương tiện chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa):
- 3 3.Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa chi tiết nhất:
- 4 4. Các vấn đề pháp lý về đăng ký phương tiện thủy nội địa:
1. Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa là gì?
Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa là văn bản do chủ sở hữu phương tiện gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị cơ quan này cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện.
Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa dùng làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá thực tế để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận cho phép đăng ký phương tiện thủy nội địa, là cơ sở để cơ quan có thẩm quyển quản lý hoạt động của các phương tiện.
2. Mẫu đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa mới nhất:
2.1. Mẫu đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa (dùng cho phương tiện chưa khai thác, đăng ký lần đầu):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ
PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Dùng cho phương tiện chưa khai thác, đăng ký lần đầu)
Kính gửi: …………
– Tổ chức, cá nhân đăng ký: ………… đại diện cho các đồng sở hữu ………
– Trụ sở chính: (1) ………………
– Điện thoại: ………. Email: ………………
Đề nghị cơ quan cấp đăng ký phương tiện thủy nội địa với đặc điểm cơ bản như sau:
Tên phương tiện: ……… Ký hiệu thiết kế: …………
Công dụng: …………
Năm và nơi đóng: ……………
Cấp tàu: ……… Vật liệu vỏ: ………
Chiều dài thiết kế: ……….. m Chiều dài lớn nhất: ………. m
Chiều rộng thiết kế: …… m Chiều rộng lớn nhất: ….. m
Chiều cao mạn: …. m Chiều chìm: ……….m
Mạn khô: ………. m Trọng tải toàn phần: ……… tấn
Số người được phép chở: ……. người Sức kéo, đẩy: …………… tấn
Máy chính (số lượng, kiểu, nước sản xuất, công suất): ………
Máy phụ (nếu có): …………………
Giấy phép nhập khẩu số (nếu có): …………..ngày ….. tháng ….. năm 20 …….
Do cơ quan …………. cấp.
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường số: ………… do cơ quan …………cấp.
Hóa đơn nộp lệ phí trước bạ số ………. ngày ……. tháng …….. năm 20 ……….
Tôi cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng phương tiện.
……., ngày ….. tháng ….. năm 20……
CHỦ PHƯƠNG TIỆN (2)
(ký và ghi rõ họ tên)
2.2. Mẫu đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa (Dùng cho phương tiện đang khai thác, đăng ký lần đầu):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ
PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Dùng cho phương tiện đang khai thác, đăng ký lần đầu)
Kính gửi: ……………
– Tổ chức, cá nhân đăng ký: ……….…. đại diện cho các đồng sở hữu ……
– Trụ sở chính: (1) ……
– Điện thoại: ……..……….. Email: ……………………
Đề nghị cơ quan cấp đăng ký phương tiện thủy nội địa với đặc điểm cơ bản như sau:
Tên phương tiện: …. Chiều cao mạn: …………… m
Năm hoạt động: …………… Chiều chìm: ………………m
Công dụng: ……………… Mạn khô: ……………..m
Năm và nơi đóng: ………… Trọng tải toàn phần: …………tấn
Vật liệu vỏ: …………… Số người có thể chở: ……………..người
Chiều dài lớn nhất: …………..(m) Sức kéo, đẩy ………….tấn
Chiều rộng lớn nhất: ………. (m)
Máy chính (số lượng, kiểu, nước sản xuất, công suất): ……
Máy phụ (nếu có): ………………………
Phương tiện này được (mua lại, hoặc đóng tại…): ……………
……… (cá nhân hoặc tổ chức) ……………
Địa chỉ: …………
Thời gian (mua, tặng, đóng) ………. ngày ….. tháng ….. năm …..
Hóa đơn nộp lệ phí trước bạ số ………….. ngày ….. tháng ….. năm …..
Nay đề nghị ……………… đăng ký phương tiện trên.
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền sở hữu hợp pháp đối với phương tiện và lời khai trên.
Xác nhận của đại diện chính quyền địa phương cấp phường, xã
(Nội dung: Xác nhận ông, bà ………. đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương có phương tiện nói trên và không tranh chấp về quyền sở hữu)
(Ký tên, đóng dấu)
……….., ngày …. tháng …. năm…
CHỦ PHƯƠNG TIỆN (2)
(Ký tên)
2.3. Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa (Dùng cho phương tiện chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ
PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Dùng cho phương tiện chuyển từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa)
Kính gửi: ……………
– Tổ chức, cá nhân đăng ký: ………… đại diện cho các đồng sở hữu …………
– Tên cơ quan cấp đăng ký trước đây: …………
– Trụ sở chính: (1) …………
– Điện thoại: ……………. Email: ………
Đề nghị cơ quan cấp đăng ký phương tiện thủy nội địa với đặc điểm cơ bản như sau:
Tên phương tiện: ……… Ký hiệu thiết kế: …
Công dụng: …………
Năm và nơi đóng: ………
Cấp tàu: ………… Vật liệu vỏ: …………
Chiều dài thiết kế: ………….. m Chiều dài lớn nhất: ………. m
Chiều rộng thiết kế: ……… m Chiều rộng lớn nhất: ……….. m
Chiều cao mạn: …………. m Chiều chìm:..…….m
Mạn khô: ……. m Trọng tải toàn phần: …………. tấn
Số người được phép chở: …………. người Sức kéo, đẩy: ………… tấn
Máy chính (số lượng, kiểu, nước sản xuất, công suất): ……
Máy phụ (nếu có): ……………
Giấy phép nhập khẩu số (nếu có): ………………ngày ….. tháng ….. năm 20 …….
Do cơ quan …………… cấp.
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường số: …
…… do cơ quan ………….. cấp.
Hóa đơn nộp lệ phí trước bạ số ………. ngày ……. tháng …….. năm 20 ………
Tôi cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng phương tiện.
…., ngày ….. tháng ….. năm 20……
CHỦ PHƯƠNG TIỆN (2)
3.Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa chi tiết nhất:
Thực tế, mẫu đơn đã được trình bày khá kỹ, người viết đơn chủ yếu căn cứ vào thực tế và dựa trên các giấy tờ pháp lý để lần lượt điền các nội dung vào đơn. Cả ba mẫu đơn cần chú ý:
(1) Địa chỉ chủ phương tiện đặt trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đối với trường hợp chủ phương tiện là cá nhân chưa có hộ khẩu thường trú nhưng có đăng ký tạm trú tại địa phương.
(2) Nếu chủ phương tiện là tổ chức, phải có người đại diện tổ chức ký tên, đóng dấu.
4. Các vấn đề pháp lý về đăng ký phương tiện thủy nội địa:
4.1. Cơ quan đăng ký phương tiện:
Những cơ quan có chức năng đăng ký các phương tiện thủy nội địa như sau:
– Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Chi cục Đường thủy nội địa khu vực tổ chức, thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB của tổ chức, cá nhân.
– Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đăng ký phương tiện mang cấp VR-SB, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.
– Cơ quan quản lý giao thông cấp huyện thực hiện đăng ký phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý.
– Cấp xã, phường, thị trấn:
+ Thực hiện đăng ký phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 05 người của tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn quản lý;
+ Tổ chức quản lý đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc sức chở dưới 05 người hoặc bè khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải đảm bảo điều kiện an toàn theo quy định.
– Cơ quan đăng ký quy định tại khoản 2 Điều này được tổ chức, thực hiện đăng ký phương tiện quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này; cơ quan đăng ký quy định tại khoản 3 Điều này được tổ chức, thực hiện đăng ký phương tiện quy định tại khoản 4 Điều này.
4.2 Đăng ký phương tiện lần đầu đối với phương tiện chưa khai thác trên đường thủy nội địa:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT . Hồ sơ bao gồm:
– Giấy tờ phải nộp để lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện:
+ Đơn đề nghị đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 2 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT.
+ 02 (hai) ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi;
+ Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính) đối với phương tiện thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ;
+ Bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 3 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với phương tiện không thuộc diện đăng kiểm.
– Xuất trình bản chính các loại giấy tờ sau đây để cơ quan đăng ký phương tiện kiểm tra:
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn hiệu lực đối với phương tiện thuộc diện đăng kiểm;
+ Giấy phép hoặc tờ khai phương tiện nhập khẩu theo quy định của pháp luật đối với phương tiện được nhập khẩu;
+
+ Giấy tờ chứng minh được phép hoạt động và có trụ sở tại Việt Nam đối với tổ chức nước ngoài hoặc giấy tờ chứng minh được phép cư trú tại Việt Nam đối với cá nhân nước ngoài;
+ Hợp đồng cho thuê tài chính đối với trường hợp tổ chức cho thuê tài chính đề nghị được đăng ký phương tiện tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của bên thuê.
– Trường hợp chủ phương tiện là cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa và phục hồi phương tiện được phép hoạt động theo quy định của pháp luật khi thực hiện đăng ký không phải xuất trình giấy tờ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
+ Cơ quan đăng ký phương tiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
+ Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.