Cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm,… ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu. Chứng chỉ đấu thầu được cấp bởi cơ sở đào tạo đấu thầu đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu:
- 4 4. Thủ tục đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu:
- 5 5. Một số quy định pháp luật liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu:
1. Đơn đề nghị đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu là gì?
Đơn đề nghị đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu là mẫu đơn được soạn thảo bới cá nhân, tổ chức gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị về việc đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu. Nội dung đơn nêu rõ thông tin của cơ sở đào tạo, nội dung đề nghị và cam kết của người viết đơn.
Đơn đề nghị đăng ký cơ sở đấu thầu nhằm mục địch đề nghị đến cấp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho họat động đào tạo đấu thầu của tổ chức. Đơn đề nghị đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu là thành phần bắt buộc trong hồ sơ đăng ký hoạt động đấu thầu.
Cơ sở đăng ký đào tạo đấu thầu xét thầy đáp ứng đủ đủ kiện về tổ chức hoạt động đào tạo đấu thầu theo quy định
2. Mẫu đơn đề nghị đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu mới nhất:
[TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ] | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ____/____ | _____, ngày ____ tháng ___năm____ |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
ĐĂNG KÝ CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẤU THẦU
Kính gửi: Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
___________ [Ghi tên của cơ sở đào tạo] đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tải thông tin cơ sở đào tạo của chúng tôi vào hệ thống dữ liệu cơ sở đào tạo đấu thầu.
Khi tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu, chúng tôi cam kết đáp ứng các quy định tại Thông tư số___/TT-BKH ngày ___ tháng ___ năm___ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu trong lựa chọn nhà thầu./.
Đại diện hợp pháp của cơ quan/đơn vị đăng ký
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu:
Phần “Tên cơ quan đơn vị”: Ghi bằng chữ in hoa có dấu, tên viết tắt (nếu có)
Quốc hiệu tiêu ngữ: Là thành phần bắt buộc với mọi mẫu đơn
“ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẤU THẦU”: Viết đậm bằng chữ in hoa, canh giữa
Phần “Kính gửi”: Ghi thông tin Cục quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và đầu tư.
(1): Ghi tên của cơ sở đào tạo đề nghị đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu
(2): Căn cứ pháp lý: Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
Đại diện hợp pháp của cơ quan/ đơn vị đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu.
4. Thủ tục đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu:
Tổ chức muốn thành lập cơ sở đấu thầu, được đăng tải thông tin về cơ sở đào tạo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia phải đáp ứng điều kiện về cơ sở đào tạo đấu thầu theo quy định tại Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong đó có ngành nghề đầu tư, kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện hành;
+ Có hợp đồng giảng dạy với giảng viên đấu thầu có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
+ Có phòng học, phương tiện, thiết bị giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu;
+ Có tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình khung theo quy định
+ Có tối thiểu 10 đề kiểm tra trắc nghiệm, mỗi đề kiểm tra gồm 60 câu hỏi kèm theo đáp án. Các đề kiểm tra và đáp án phải phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành và chương trình khung.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu bao gồm:
+ Đơn đề nghị đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu theo Mẫu số 10 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT
+ Phiếu cung cấp thông tin đăng ký cơ sở đào tạo đấu thầu theo Mẫu số 11 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT
+ Tài liệu chứng minh việc đáp ứng các Điều kiện quy định tại Điều 25 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cơ sở đăng ký đào tạo đấu thấu chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Cục Quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Cơ sở đào tạo về đấu thầu có trách nhiệm sau đây:
+ Bảo đảm về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; cung cấp thông tin về cơ sở đào tạo của mình cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;
+ Thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở chương trình khung về đào tạo đấu thầu và cấp chứng chỉ đấu thầu cho học viên theo đúng quy định;
+ Lưu trữ hồ sơ về các khóa đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu mà mình tổ chức theo quy định;
+ Định kỳ hàng năm báo cáo hoặc báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu tình hình hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.
+ Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản, cơ sở đào tạo tự đăng tải danh sách học viên được cấp chứng chỉ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi Quyết định cấp chứng chỉ kèm theo danh sách học viên được cấp chứng chỉ về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (thông qua Cục Quản lý đấu thầu) để tổng hợp, theo dõi.
Cơ sở pháp lý: Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH Luật đấu thầu 2019
5. Một số quy định pháp luật liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu:
Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng về đầu thầu
Có hai hình thức đào tạo, bồi dưỡng về đầu thầu, cụ thể:
– Đào tạo đấu thầu cơ bản:
Hình thức đấu thầu áp dụng cho các cá nhân tham gia vào hoạt động lựa chọn nhà thầu và các cá nhân khác có nhu cầu. Kết thúc mỗi khóa đào tạo, học viên đáp ứng yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản. Cá nhân thuộc nhà thầu không bắt buộc phải có chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản.
– Đào tạo, bồi dưỡng đấu thầu chuyên sâu:
Bồi dưỡng về đấu thầu áp dụng cho các cá nhân có nhu cầu, bao gồm bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng cập nhật, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về đấu thầu để phục vụ công việc, phục vụ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu và các hình thức bồi dưỡng khác về đấu thầu.
Trách nhiệm của giảng viên đấu thầu
– Giảng viên đấu thầu có trách nhiệm giảng dạy theo đúng chương trình khung quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT
– Thường xuyên cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.
– Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, giảng viên đấu thầu cps trách nhiệm gửi
Trách nhiệm của cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu có trách nhiệm :
– Hành nghề theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
– Cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình hành nghề hoạt động đấu thầu.
– Báo cáo về quá trình hành nghề hoạt động đấu thầu khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan khác có thẩm quyền.
Trách nhiệm của cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo đấu thầu cơ bản
+ Cập nhật kiến thức, cơ chế, chính sách pháp luật trong trường hợp có chính sách mới.
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan trong quá trình hoạt động đấu thầu.
Đào tạo đấu thầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cơ sở đào tạo đấu thầu phải đảm bảo tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo về đấu thầu theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, hành vi mua bán chứng chỉ đào tạo về đấu thầu đã dần trở thành vấn nạn trong hoạt động đấu thầu, điều đó đi ngược lại với mục tiêu của công tác đấu thầu, ảnh hưởng xấu tới chất lượng nguồn nhân lực cho công tác đấu thầu. Việc cấp chứng chỉ đấu thầu khi không tham gia khóa học, không làm bài kiểm tra là không đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều 8 TT04/ 2019, pháp luật đấu thầu Việt Nam cần có những biện pháp xử lý nghiêm những hành vi phạm này nhằm đảm bảo sự minh bạch, chất lượng trong hoạt động đấu thầu.