Hoạt động phân phối điện cho các hộ gia đình được thực hiện bởi các công ty điện lực. Để được cung cấp điện, đại diện hộ gia đình phải viết đơn đề nghị cung cấp điện 3 pha, để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét cung cấp điện.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cung cấp điện 3 pha cho hộ gia đình là gì?
Đơn đề nghị cung cấp điện 3 pha cho hộ gia đình là văn bản do cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm yêu cầu cơ quan này thực hiện hoạt động cung cấp điện 3 pha để sử dụng vào các mục đích sinh hoạt hoặc sản xuất.
Đơn đề nghị cung cấp điện 3 pha cho hộ gia đình dùng để làm căn cứ để công ty điện lực xem xét việc có nên chấp nhận hay không chấp nhận việc cung cấp điện hay không, cũng là nơi để cơ quan này nắm bắt được tình hình sử dụng điện trong phạm vi địa phương.
2. Mẫu đơn đề nghị cung cấp điện 3 pha cho hộ gia đình:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–o0o————–
…. , ngày … tháng … năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(V/v: Cung cấp điện ba pha cho gia đình)
Kính gửi: -Công ty điện lực……………. – Chi nhánh….…
Tôi là:…..…Sinh năm ………
CMND số: ……….. Ngày cấp: …………….. Tại: ……
Trú tại:……………
Hiện đang sử dụng điện tại ……
Nội dung đề nghị:
……
(Ví dụ : Ngày.. tháng… năm… gia đình tôi có xác lập hợp đồng sử dụng điện 1 pha với Công ty điện lực Hà Nội – Chi nhánh………………… Tuy nhiên, từ ngày… tháng… năm… , gia đình tôi có đăng ký thành lập hộ kinh doanh để sản xuất mặt hàng bánh trung thu truyền thống và cần sử dụng thêm một số máy móc sản xuất công suất lớn như lò nướng, máy nhào bột,… để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Vì lý do đó mà dòng mà hiện gia đình tôi đang sử dụng không đáp ứng được việc vận hành sử dụng máy móc và có thể gây ra những sự cố không đáng có gây thiệt hại và nguy hiểm cho con người.
Cho nên, để đáp ứng mục đích sử dụng và để phù hợp với hoạt động sản xuất, tôi làm đơn này kính đề nghị quý công ty xem xét, chấp thuận lắp đặt và cung cấp dòng điện ba pha cho gia đình chúng tôi.
Tôi cam kết sẽ sử dụng đúng mục đích và thực hiện các nghĩa vụ theo đúng quy định. Kính mong quý công ty xem xét, tạo điều kiện và nhanh chóng giải quyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị cung cấp điện 3 pha cho hộ gia đình:
– Người viết đơn ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, Ví dụ: Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2021.
– Kính gửi: Công ty điện lực nơi bạn muốn đề nghị cung cấp điện, ví dụ: Công ty Điện lực Hà Nội, chi nhánh Hà Đông.
– Người viết đơn viết rõ các thông tin cá nhân bao gồm họ và tên, sinh ngày, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, theo Giấy chứng minh nhân dân; trú tại nơi ở hiện tại không phụ thuộc vào hộ khẩu thường trú.
– Nội dung đề nghị cần viết rõ ràng, chi tiết, bày tỏ đúng nguyện vọng.
– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Mẫu hợp đồng mua bán điện tham khảo:
Để được cung cấp điện ba pha cho hộ gia đình, bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Đơn đề nghị cung cấp điện ba pha hay giấy đề nghị mua điện theo mẫu của công ty điện lực.
– Giấy tờ tùy thân của bản thân.
– Bản sao của một số giấy tờ như hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, hợp đồng thuê nhà từ 01 năm trở lên và có sự đồng ý của chủ nhà,…
Chi phí lắp điện ba pha bao gồm: Chi phí cho vật tư và chi phí cho nhân công để lắp đặt dây sau công tơ; Người dùng trả thuế và các chi phí khác theo quy định của nhà nước.
Theo Điều 7 Luật Điên lực năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2012, hộ gia đình sử dụng điện 3 pha cấm thực hiện các hành vi sau:
– Phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và công trình điện lực.
– Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
– Đóng, cắt điện trái quy định của pháp luật.
– Vi phạm các quy định về an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện.
– Cản trở việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện.
– Trộm cắp điện.
– Sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc làm phương tiện bảo vệ, trừ trường hợp được quy định tại Điều 59 của Luật này.
– Vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
– Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Dưới đây là
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., Ngày…. tháng….. năm …..
HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
Mã số Hợp đồng…………….
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ
Căn cứ nhu cầu mua điện của Bên mua điện,
Chúng tôi gồm:
Bên bán điện (Bên A):……….
Đại diện là ông (bà):……………Chức vụ:…….
Theo văn bản ủy quyền số: ……………….ngày……… tháng…………. năm ………
Do ông (bà) ………..chức vụ …………. ký.
Địa chỉ ……….
Số điện thoại: ………..Số Fax:……….. Email: ……
Tài khoản số: ……..Tại Ngân hàng: ….
Mã số thuế: ………….Số điện thoại chăm sóc khách hàng: ….
Bên mua điện (Bên B): Đại diện là ông (bà) …..
Địa chỉ: ………
Số CMT/ hộ chiếu: …………được cấp ngày … tháng … năm …… tại ……..
Số điện thoại: ……….Email ……
Số điện thoại nhận tin nhắn: ……..
Theo
Số hộ dùng chung: …………..(danh sách đính kèm).
Tài khoản số:…………. Tại Ngân hàng: ……..
Hai bên thỏa thuận ký Hợp đồng mua bán điện với những nội dung sau:
Điều 1. Các nội dung cụ thể
1. Hai bên thống nhất áp dụng CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG kèm theo Hợp đồng này.
2. Địa chỉ sử dụng điện: ……
3 Vị trí xác định chất lượng điện năng: ………
4. Vị trí lắp đặt công tơ điện: ………….
5. Hình thức và thời hạn thanh toán tiền điện:
a) Hình thức thanh toán:
□ Nộp tiền vào tài khoản của Bên A □ Tiền mặt
Tại …..
b) Thời hạn thanh toán: …… ngày kể từ ngày Bên A thông báo thanh toán lần đầu.
c) Hình thức thông báo thanh toán (văn bản, fax, điện thoại, thư điện tử, tin nhắn sms…)……
Điều 2. Những thỏa thuận khác
……………..
Điều 3. Điều khoản thi hành
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày … tháng … năm … (hoặc từ ngày ký hợp đồng) đến ngày … tháng … năm … (hoặc đến ngày Hợp đồng được sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt). ‘
Trong thời gian thực hiện, một trong hai bên có yêu cầu chấm dứt Hợp đồng, sửa đổi hoặc bổ sung nội dung đã ký trong Hợp đồng phải thông báo cho bên kia trước 15 ngày để cùng nhau giải quyết.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản./.
BÊN B
(Ký và ghi rõ họ và tên)
BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG
(Kèm theo Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt)
Điều 1. Chất lượng điện năng
Điện áp và tần số phải đảm bảo theo quy định tại Khoản 1 Điều 15
Điều 2. Đo đếm điện năng
1. Điện năng sử dụng được xác định qua công tơ điện và hệ số nhân của thiết bị đo đếm điện. Hệ số nhân được thể hiện trong biên bản treo tháo thiết bị đo đếm điện.
2. Thiết bị đo đếm điện được kiểm định theo quy định của pháp luật.
3. Khi treo tháo thiết bị đo đếm điện phải lập biên bản có xác nhận của chủ hộ hoặc một thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình Bên B hoặc người được Bên B ủy quyền và là phụ lục của Hợp đồng.
Điều 3. Ghi chỉ số công tơ
Bên A ghi chỉ số vào ngày ấn định hàng tháng, có thể dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số trước hoặc sau một ngày, trừ trường hợp bất khả kháng. Ngày ghi chỉ số được thể hiện là ngày cuối của chu kỳ ghi chỉ số trên hóa đơn tiền điện.
Điều 4. Giá điện
1. Giá điện: Giá bán lẻ điện sinh hoạt theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Khi giá điện thay đổi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì giá mới được áp dụng và các bên không phải ký lại Hợp đồng.
Điều 5. Thanh toán tiền điện
1. Bên B thanh toán tiền điện cho Bên A mỗi tháng một lần bằng tiền Việt Nam theo hình thức và trong thời hạn theo thỏa thuận tại Điểm a và Điểm b Khoản 5 Điều 1 của Hợp đồng.
2. Hình thức thông báo thanh toán: Theo thỏa thuận tại Điểm c Khoản 5 Điều 1 của Hợp đồng.
3. Bên B có trách nhiệm thanh toán đủ số tiền ghi trong hóa đơn.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
1. Được vào khu vực quản lý của Bên B để kiểm tra, ghi chỉ số công tơ, sửa chữa, thay thế thiết bị đo đếm điện và liên hệ với Bên B để giải quyết các vấn đề liên quan đến Hợp đồng. Việc cử người vào khu vực quản lý của Bên B phải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp ngày ghi chỉ số công tơ thay đổi so với quy định tại Điều 3, Bên A phải thông báo trên website của Bên A đối với công tơ để trong phạm vi quản lý của Bên B.
3. Đơn phương chấm dứt Hợp đồng khi Bên B không sử dụng điện quá 06 tháng liên tục mà không thông báo trước cho Bên A.
4. Ngừng, giảm mức cung cấp điện; khôi phục kịp thời việc cấp điện cho Bên B theo quy định của pháp luật.
5. Thông báo cho Bên B biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất 05 ngày bằng cách thông báo trong 03 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng khi có kế hoạch ngừng, giảm mức cung cấp điện để sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện.
6. Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy. Bảo đảm cung cấp điện cho Bên mua điện đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, an toàn, trừ trường hợp lưới điện phân phối bị quá tải theo xác nhận của Cục Điều tiết điện lực hoặc cơ quan được ủy quyền.
7. Trường hợp Bên A đã tạm ngừng cung cấp điện theo yêu cầu của Bên B tại Khoản 5 Điều 7 CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG của Hợp đồng này, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bên B về việc tiếp tục sử dụng diện, Bên A phải cấp điện trở lại cho Bên B.
8. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
1. Yêu cầu Bên A: Bảo đảm chất lượng điện năng tại vị trí đã thỏa thuận trong Hợp đồng; kiểm tra chất lượng điện, tính chính xác của thiết bị đo đếm điện, số tiền điện phải thanh toán; kịp thời khôi phục việc cấp điện sau khi mất điện.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho Bên A kiểm tra, ghi chỉ số công tơ, sửa chữa, thay thế thiết bị đo đếm điện.
3. Thông báo cho Bên A trước 15 ngày trong trường hợp thay đổi mục đích sử dụng điện dẫn đến thay đổi giá điện; thay đổi số hộ dùng chung đã đăng ký trong Hợp đồng; có nhu cầu chấm dứt Hợp đồng.
4. Thông báo ngay cho Bên A khi phát hiện thiết bị đo đếm điện bị hư hỏng hoặc nghi ngờ chạy không chính xác, khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản.
5. Thông báo cho Bên A biết trước 05 ngày khi có nhu cầu tạm ngừng sử dụng điện liên tục trên 06 tháng.
6. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản, đảm bảo an toàn đối với đường dây dẫn điện từ sau thiết bị đo đếm điện năng mua điện đến nơi sử dụng điện. Không được tự ý cung cấp điện cho hộ sử dụng điện khác.
7. Thanh toán tiền điện hàng tháng đầy đủ, đúng thời hạn theo Hợp đồng.
8. Không được tự ý tháo gỡ, di chuyển công tơ điện. Khi có nhu cầu di chuyển công tơ điện sang vị trí khác phải được sự đồng ý của Bên A và phải chịu toàn bộ chi phí di chuyển.
9. Không trộm cắp điện dưới mọi hình thức. Trường hợp có hành vi trộm cắp điện, Bên B phải bồi thường cho Bên A theo Quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán điện do Bộ Công Thương ban hành; bị xử phạt vi phạm hành chính theo Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đi đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Chính phủ ban hành hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
10. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Điều 8. Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm Hợp đồng
1. Các hành vi vi phạm hợp đồng
a) Các hành vi vi phạm của Bên A:
Không bảo đảm chất lượng điện năng quy định tại Điều 1, trừ trường hợp bất khả kháng; bán điện cao hơn giá quy định; ghi sai chỉ số công tơ, tính sai tiền điện trong hóa đơn; khi Bên B có thông báo việc tăng số hộ dùng chung mà bên A không thực hiện điều chỉnh; các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
b) Các hành vi vi phạm của Bên B:
Sử dụng điện sai mục đích có mức giá cao hơn mức giá đã thỏa thuận trong Hợp đồng; chậm trả tiền điện theo quy định mà không có lý do chính đáng; khi giảm số hộ dùng chung mà không thông báo cho Bên A; các hành vi khác vi phạm các quy định về mua bán điện.
2. Bồi thường thiệt hại
a) Bên A phải bồi thường cho Bên B khi có các hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
b) Bên B phải bồi thường cho Bên A khi có các hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
c) Số tiền bồi thường được xác định theo phương pháp do Bộ Công Thương ban hành tại Quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán điện.
3. Phạt vi phạm Hợp đồng
Ngoài việc bồi thường thiệt hại quy định tại Khoản 2 Điều này các bên bị phạt vi phạm hợp đồng như sau:
a) Bên A bị phạt vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng với mức phạt bằng 8% phần giá trị nghĩa vụ Hợp đồng bị vi phạm nếu vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Bên B bị phạt vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng với mức phạt bằng 8% phần giá trị nghĩa vụ Hợp đồng bị vi phạm nếu vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 9. Giải quyết tranh chấp
1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các thỏa thuận trong Hợp đồng, bên nào vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp phát sinh tranh chấp, hai bên giải quyết bằng thương lượng. Nếu hai bên không tự giải quyết được thì có thể đề nghị Sở Công Thương tổ chức hòa giải. Trình tự, thủ tục và thời hạn tổ chức hòa giải được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Công Thương hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Trong trường hợp không đề nghị hòa giải hoặc hòa giải không thành, một trong hai bên hoặc các bên có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Trong thời gian chờ giải quyết, Bên B vẫn phải thanh toán tiền điện và Bên A không được ngừng cấp điện./.