Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan là gì?
Mẫu đơn đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc công nhận đại lý làm thủ tục hải quan. Mẫu đơn nêu rõ nội dung đề nghị công nhận..
Mẫu đơn đề nghị công nhận làm đại lý thủ tục hải quan được dùng để đề nghị công nhận làm đại lý thủ tục hải quan.
2. Mẫu đơn đề nghị công nhận làm đại lý thủ tục hải quan:
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
CÔNG TY …
——-
Số: /………
V/v đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục Hải quan
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……., ngày …. tháng ….. năm ……
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Tên doanh nghiệp: (1)
Loại hình doanh nghiệp: (2)
Mã số thuế: (3)
Địa chỉ: (4)
– Căn cứ Luật Hải quan số
– Căn cứ Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
Sau khi rà soát, kiểm tra, Công ty (1)….tự xét thấy đã đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục Hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan và Thông tư dẫn trên, cụ thể:
1/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xác nhận có ngành nghề: …(5)
2/ Số lượng nhân viên đủ điều kiện cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan:…(6)
3/ Hạ tầng công nghệ thông tin: ……(7)
4/ Điều kiện về cơ sở hạ tầng, kho, bãi, phương tiện vận tải (nếu có): ……(8)
Đề nghị Tổng cục Hải quan xác nhận Công ty (1)…. đủ điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục Hải quan theo quy định.
Hồ sơ gửi kèm theo bao gồm: (9)
– ……………..
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu..
GIÁM ĐỐC ĐẠI LÝ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên doanh nghiệp
(2): Điền loại hình doanh nghiệp
(3): Điền mã số thuế doanh nghiệp
(4): Điền địa chỉ doanh nghiệp
(5): Điền giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
(6): Điền số lượng nhân viên đủ điều kiện cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan
(7): Điền hạ tầng công nghệ thông tin
(8): Điền điều kiện về cơ sở hạ tầng, kho, bãi, phương tiện vận tải ( nếu có)
(9): Điền hồ sơ gửi kèm theo
4. Những quy định của pháp luật về thủ tục hải quan:
Đại lý làm thủ tục hải quan
Điều kiện là đại lý làm thủ tục hải quan:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan;
+ Có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan;
+ Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định.
– Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan là công dân Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có trình độ cao đẳng kinh tế, luật, kỹ thuật trở lên;
+ Có chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan;
+ Được cơ quan hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
– Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc công nhận, tạm dừng, chấm dứt hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan; cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
– Đại lý làm thủ tục hải quan và nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại Điều 18 của Luật này.
– Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan.
Thủ tục hải quan
– Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
+ Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
+ Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
+ Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:
+ Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
+ Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
+ Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.
Địa điểm làm thủ tục hải quan
– Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
– Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
– Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
+ Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
+ Trụ sở Chi cục Hải quan;
+ Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
+ Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
+ Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
+ Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
+ Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 12/2015/TT- BTC thì đại lý làm thủ tục hải quan là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20
Trong đó, bao gồm các công việc sau đây:
– Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật;
– Vận chuyển, làm thủ tục hải quan đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
– Cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục hải quan và quản lý thuế cho chủ hàng;
– Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
– Thực hiện thủ tục miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, xét hoàn thuế, giảm thuế, xét giảm thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
– Thực hiện các
– Thực hiện các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan.
– Đại lý làm thủ tục hải quan (giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải ký hợp đồng đại lý với chủ hàng; người được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc khai và làm thủ tục hải quan trên cơ sở hợp đồng đại lý đã ký với chủ hàng; đại lý làm thủ tục hải quan chỉ xuất trình hợp đồng đại lý cho cơ quan hải quan khi xác định hành vi vi phạm pháp luật hải quan về hải quan. Giám đốc đại lý hoặc người được giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật thực hiện việc ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan khi thực hiện các công việc được trích dẫn trên đây.
Hồ sơ đăng kí làm đại lý hải quan
Để đăng kí làm địa lý hải quan, doanh nghiệp phải là đại lý và nộp hồ sơ đề nghị công nhận đủ điều kiện làm đại lý làm thủ tục hải quan bao gồm các thành phần sau đây:
– Văn bản đề nghị công nhận đủ điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan (mẫu 04 kèm theo Thông tư 12/2015/TT-BTC);
– Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài;
– Hồ sơ đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu số 07 ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
+ Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng thuộc các chuyên ngành luật, kinh tế, kỹ thuật: 01 bản chụp;
+ Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan: 01 bản chụp.
Trường hợp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan quá thời hạn 05 năm kể từ ngày cấp thì nộp bổ sung 01 bản chụp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo bổ sung kiến thức pháp luật hải quan được cấp trong thời gian ba (03) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đưa vào vận hành: 01 bản chụp;
+ Một (01) ảnh màu 2x3cm được chụp trong thời gian 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Các chứng từ trong hồ sơ cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan trên đây là chứng từ của từng nhân viên thuộc danh sách đề nghị cấp mã số.
Các chứng từ bản chụp phải được người đại diện theo pháp luật của đại lý làm thủ tục hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận hoặc do cơ quan có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực
– Các Giấy tờ, tài liệu về chứng từ do Giám đốc đại lý làm thủ tục hải quan ký tên, đóng dấu xác nhận về đăng ký đại lý hải quan.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan sẽ ra quyết định công nhận đại lý làm thủ tục hải quan, cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan và cập nhật vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan nếu hồ sơ hợp lệ.