Trường hợp sau khi đã hoạt động do có sự thay đổi về chủ sở hữu, thay đổi về kết cấu cảng, phương tiện cảng có thể nhận... thì chủ sở hữu cảng phải làm thủ tục đề nghị công bố lại cảng. Thủ tục này bắt buộc kèm theo mẫu đơn đề nghị công bố lại cảng thủy nội địa.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị công bố lại cảng thủy nội địa là gì?
Cảng thủy nội địa là hệ thống các công trình được xây dựng để phương tiện thủy nội địa, tàu biển, phương tiện thủy nước ngoài neo đậu, xếp, dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác; cảng thủy nội địa có vùng đất cảng và vùng nước cảng. Cảng thủy nội địa bao gồm cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng.
Đơn đề nghị công bố lại cảng thủy nội địa là văn bản đề nghị của chủ cảng thủy nội địa gửi đến Cục đường thủy nội địa hoặc Sở giao thông vận tải trong trường hợp cần công bố lại cảng thủy nội địa, nội dung của đơn thể hiện sự đề nghị của chủ thể viết đơn với mong muống công bố lại cảng, Cục đường thủy nội địa hoặc Sở giao thông vận tải là chủ thể nhận đơn sẽ xem xét và đưa ra quyết định về việc công bố lại cảng.
Mục đích của mẫu đơn: Trong các trường hợp thay đổi chủ sở hữu cảng, quyết định công bố hoạt động hết hiệu lực hoặc thay đổi kết cấu công trình cảng, vùng đất, vùng nước hoặc thay đổi công dụng của cảng, chủ sở hữu cảng sẽ phải công bố lại cảng theo quy định của pháp luật. Lúc này, mẫu đơn đề nghị công bố lại cảng thủy nội địa sẽ được kèm theo hồ sơ đề nghị công bố lại cảng thủy nội địa nhằm mục đích đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận hồ sơ và quyết định công bố lại cảng thủy nội địa.
2. Mẫu đơn đề nghị công bố lại cảng thủy nội địa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………., ngày……tháng……năm……
Đơn đề nghị công bố lại cảng thủy nội địa
Kính gửi: (1)……..
Tên tổ chức, cá nhân (2)………
Địa chỉ trụ sở: ……….
Số điện thoại: ………….. Số FAX ……….
Đề nghị được công bố Cảng (3) …………
Vị trí cảng (4): từ km thứ ………… đến km thứ ……..
Trên bờ (phải hay trái) ………… sông, (kênh) ………
Thuộc xã (phường) …….., huyện (quận) ……
Tỉnh (thành phố): …….
Cảng thuộc loại (5): …..
Phạm vi vùng đất sử dụng (6): ……
Phạm vi vùng nước sử dụng (7): …….
Tóm tắt quy mô về cơ sở hạ tầng (công trình cầu tầu, kho bãi..): …..
Loại phương tiện cảng có khả năng tiếp nhận (8): ….
Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên đây và cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông vận tải đường thủy nội địa và pháp luật khác có liên quan.
Tổ chức (cá nhân) làm đơn
(Ký và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1): Kính gửi Cục đường thủy nội địa hoặc Sở giao thông vận tải;
(2): Tên tổ chức cá nhân yêu cầu công bố lại cảng thủy nội địa;
(3): Tên cảng yêu cần công bố lại;
(4): Ghi rõ vị trí cảng thuộc vị trí nào, thuộc xã, huyện nào;
(5): Ghi rõ cảng thuộc loại nào: cảng tổng hợp, cảng hàng hóa, cảng hành khách, cảng chuyên dùng;
(6),(7): Ghi rõ vùng đất và vùng nước sử dụng;
(8): Ghi rõ loại phương tiện cảng có khả năng tiếp nhận.
4. Thủ tục công bố lại cảng thủy nội địa:
Theo Điều 12
1. Cảng thủy nội địa phải công bố lại trong các trường hợp sau:
– Khi thay đổi chủ sở hữu;
– Quyết định công bố hoạt động hết hiệu lực;
– Thay đổi kết cấu công trình cảng, vùng đất, vùng nước hoặc thay đổi công dụng của cảng.
2. Hồ sơ đề nghị công bố lại cảng thủy nội địa
Chủ cảng thủy nội địa gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công bố hoạt động lại cảng thủy nội địa trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị công bố lại cảng thủy nội địa theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
– Đối với trường hợp do thay đổi chủ sở hữu nhưng không thay đổi các nội dung đã công bố, chủ cảng phải gửi kèm theo đơn đề nghị văn bản hợp pháp về chuyển nhượng cảng và hồ sơ liên quan đến việc bàn giao chủ sở hữu hoặc văn bản hợp pháp về phân chia hoặc sáp nhập (nếu có);
– Đối với trường hợp công bố lại do có sự thay đổi về kết cấu công trình cảng, vùng nước, vùng đất, công dụng của cảng, chủ cảng phải gửi kèm theo đơn đề nghị bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh các nội dung thay đổi;
– Đối với trường hợp công bố lại do xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp để nâng cao năng lực thông qua cảng, thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này đối với phần xây dựng mở rộng hoặc nâng cấp;
– Đối với cảng thủy nội địa được công bố hoạt động trước ngày 01 tháng 01 năm 2005 do thất lạc hồ sơ, chủ cảng phải gửi kèm theo đơn đề nghị bản vẽ mặt bằng công trình cảng, bình đồ vùng nước, vùng đất của cảng.
3. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tiếp nhận, kiểm tra và xử lý như sau:
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn chủ cảng hoàn thiện hồ sơ.
– Trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu chủ cảng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Đối với cảng thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài:
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thẩm định, hồ sơ, trình Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định, kèm theo 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa do chủ cảng nộp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bộ Giao thông vận tải ra quyết định công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa theo Mẫu số 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho chủ cảng trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
– Đối với cảng thủy nội địa không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải ra quyết định công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa theo Mẫu số 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho chủ cảng. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
4. Thời hạn hiệu lực của quyết định công bố lại hoạt động cảng thủy nội địa bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ cảng hoặc theo đề nghị của chủ cảng.”
5. Trách nhiệm của chủ cảng, bến thủy nội địa:
Điều 22
Trong quá trình khai thác cảng, bến thủy nội địa, chủ cảng, bến phải thực hiện những quy định sau đây:
1. Duy trì trạng thái hoạt động của cảng, bến và các thiết bị neo đậu phương tiện theo thiết kế bảo đảm an toàn; duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa.
2. Xây dựng nội quy hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; đối với cảng, bến hành khách phải có bảng niêm yết giá vé. Nội quy hoạt động, bảng niêm yết giá vé phải rõ ràng, bố trí ở nơi thuận lợi.
3. Có đèn chiếu sáng khi hoạt động ban đêm, đối với cảng, bến khách phải có nơi chờ cho hành khách.
4. Thiết bị phòng cháy, chữa cháy phải bảo đảm về số lượng và chất lượng sử dụng theo quy định của pháp luật và phải được bố trí ở vị trí thuận lợi khi sử dụng.
5. Thiết bị xếp dỡ phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu, sức chịu lực của công trình. Bố trí người điều khiển thiết bị xếp dỡ phải có chứng chỉ điều khiển theo quy định của pháp luật.
6. Luồng vào cảng, bến thủy nội địa (nếu có) phải bảo đảm phù hợp với cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa theo quy định và phải được kiểm tra, khảo sát thường xuyên bảo đảm chuẩn tắc phù hợp với cấp kỹ thuật của luồng đường thủy nội địa khu vực.
7. Đối với cảng thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài phải có kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa và đánh giá an ninh cảng thủy nội địa của cơ quan thẩm quyền.
8. Bố trí nhân lực quản lý, khai thác cảng, bến bảo đảm trật tự, an toàn.
9. Trường hợp cho thuê cảng, bến thủy nội địa phải ký kết hợp đồng với chủ khai thác cảng, bến theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết.
10. Trường hợp chấm dứt hoạt động, chủ cảng, bến phải
11. Không xếp hàng hóa hoặc đón trả hành khách xuống phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật, không đủ giấy tờ quy định; không xếp hàng hóa quá kích thước hoặc quá trọng tải cho phép hoặc nhận hành khách quá số lượng theo quy định; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm.
12. Tham gia cứu người, hàng hóa, phương tiện khi xảy ra tai nạn; báo cáo và phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, khắc phục hậu quả tai nạn và ô nhiễm môi trường (nếu có); tuân thủ sự điều động của Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến trong việc cứu người, hàng hóa, phương tiện khi có tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa và trong việc phòng chống lụt bão.
13. Tạo điều kiện nơi làm việc và phối hợp với Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong vùng nước cảng, bến.
6. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa:
– Việc cứu người và phương tiện thủy bị tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa là nghĩa vụ bắt buộc đối với thuyền trưởng, người lái phương tiện và các tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại cảng, bến.
– Khi phát hiện tai nạn hoặc nguy cơ xảy ra tai nạn, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện bị nạn phải lập tức phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và tiến hành ngay các biện pháp cứu người, tài sản, đồng thời báo cho Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến để có biện pháp xử lý kịp thời.
– Cảng vụ có quyền huy động mọi lực lượng, thiết bị của cảng, bến và các phương tiện hiện có trong khu vực để cứu người, tài sản, phương tiện bị nạn. Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ chấp hành lệnh điều động của Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến để cứu người, tài sản, phương tiện bị nạn.
– Trường hợp phương tiện bị đắm, sau khi cứu người, tài sản, thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện bị đắm phải đặt báo hiệu theo quy định và báo cáo ngay với chủ phương tiện để tiến hành trục vớt. Chủ phương tiện phải tổ chức trục vớt theo thời hạn quy định và chỉ được tiến hành khi đã thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông được Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến chấp thuận.
– Trường hợp phương tiện đắm trong vùng nước cảng, bến việc xử lý phương tiện, tài sản chìm đắm theo quy định của Chính phủ.