Khi Bộ Luật lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021, sẽ có nhiều thay đổi về tuổi nghỉ hưu và lương hưu. Đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu là gì? Khi nào soạn thảo đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu là gì?
Lương hưu là một quỹ mà một khoản tiền được thêm vào trong những năm làm việc của nhân viên và từ đó các khoản thanh toán được rút ra để hỗ trợ cho người nghỉ hưu làm việc dưới hình thức thanh toán định kỳ.
Đơn đề nghị chuyển nơi nhân lương hưu là mẫu đơn được soạn thảo bới cá nhân người được hưởng chế độ nhận lương hưu có nguyện vọng chuyển nơi nhận lương hưu. Đơn đề nghị được gửi đến cấp cơ quan BHXH có thẩm quyền giải quyết.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội, đối tượng được hưởng lương hưu bao gồm:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò
d) Người bị nhiễm HIVAIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp”
2. Khi nào soạn thảo đơn đề nghị chuyển nơi lương hưu:
Đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu được soạn thảo trong các trường hợp sau:
Người đang hưởng lương hưu chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.
Người đang hưởng lương hưu có yêu cầu chuyển nơi hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng
Người bắt đầu hưởng lương hưu tại địa bàn khác
Người chờ hưởng lương hưu có yêu cầu chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu đến nơi cư trú tại địa bàn khác.
3. Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CHUYỂN NƠI NHẬN LƯƠNG HƯU
Kính gửi: Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố …..
Tên tôi là: ….sinh ngày … tháng …… năm …..
Số CMND ….. cấp ngày …… tháng …… năm ….. tại….
……; số điện thoại (nếu có): …
Theo hồ sơ hưởng BHXH, tôi còn có tên …….., sinh ngày ……/……/…..(1)
Hiện đang hưởng chế độ …… tại địa chỉ ……
Số hồ sơ ……
Số thẻ BHYT hiện đang sử dụng (nếu có): ……..
Tôi làm đơn này đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố ………. giải quyết cho tôi được chuyển đến hưởng lương hưu tại nơi cư trú mới theo địa chỉ (2):……
Tôi xin đăng ký nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại (3): …..
Tôi đề nghị được nhận lương hưu qua tài khoản cá nhân của tôi như sau: Chủ tài khoản:……, số tài khoản:………, mở tại Ngân hàng …….., chi nhánh…..(4) ./.
…., ngày …… tháng ….. năm …..
Xác nhận của chính quyền
địa phương nơi cư trú mới (4)
(Ký, đóng dấu)
……., ngày ……. tháng ….. năm ……
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu chi tiết nhất:
Phần thông tin của người làm đơn:
Họ tên: ghi bằng chữ in hoa, có dấu
Mục ngày sinh, chứng minh thư, số điện thoại: Khai báo rõ, chính xác
(1) Trường hợp giữa hồ sơ hưởng BHXH và CMND không thống nhất về họ tên, tên đệm, ngày, tháng, năm sinh thì khai bổ sung nội dung này, nếu thống nhất thì gạch chéo;
(2) Ghi đầy đủ địa chỉ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố;
(3) Nơi KCB ban đầu do cá nhân lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh có ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (Trạm y tế xã, hoặc Bệnh viện đa khoa huyện/tương đương, hoặc các cơ sở KCB khác theo phân cấp của ngành Y tế); nếu thuộc đối tượng người có công với cách mạng thì ghi rõ thuộc đối tượng người có công với cách mạng sau tên cơ sở khám chữa bệnh đã đăng ký.
(4) Trường hợp có yêu cầu nhận lương hưu qua tài khoản cá nhân thì ghi đầy đủ thông tin vào nội dung này, nếu không thì gạch chéo.
(5) Ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú mới xác nhận. Trường hợp có bản sao hộ khẩu thường trú hoặc bản sao giấy đăng ký tạm trú tại nơi cư trú mới đính kèm thì không cần xác nhận của chính quyền địa phương.
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
5. Thủ tục chuyển nơi nhận lương hưu:
Căn cứ pháp lý:
– Luật BHXH số 58/2014/QH13;
–
–
– Nghị định số 33/2016/NĐ-CP;
–
–
–
– Quyết định 838/QĐ-BHXH;
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khoản 1 Điều 24 Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/04/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định hồ sơ chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với cán bộ xã từ tỉnh này đến tỉnh khác như sau:
Hồ sơ chuyển nơi hưởng lương hưu:
– Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính); người đang hưởng lương hưu mà chuyển đến nơi hưởng mới có phụ cấp khu vực thì có thêm hộ khẩu thường trú tại nơi cư trú mới. Trường hợp không thống nhất về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước và hồ sơ hưởng BHXH thì cần nêu rõ trong đơn kèm theo chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước.
– Hồ sơ đang hưởng lương hưu do cơ quan BHXH quản lý và Phiếu Điều chỉnh mức hưởng lương hưu đối với từng loại chế độ theo các mẫu số 24A-HSB, 24B-HSB, 24C-HSB, 24D-HSB, 24E-HSB, 24G-HSB, 24H-HSB, 24K-HSB, 24M-HSB, 24N-HSB.
– Giấy giới thiệu trả lương hưu theo mẫu số C77-HD kèm theo bảng kê hồ sơ theo mẫu số 17-HSB.
– Hồ sơ chuyển nơi quản lý hồ sơ chờ hưởng lương hưu, chờ hưởng trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã
– Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính). Trường hợp có sự không thống nhất về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước và hồ sơ BHXH thì cần nêu rõ trong đơn kèm theo chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước.
– Hồ sơ chờ hưởng lương hưu, chờ hưởng trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã do cơ quan BHXH quản lý.
– Giấy giới thiệu theo mẫu số 15B-HSB.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Người đang hưởng lương hưu nộp đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng
Người đang chờ hưởng lương hưu nộp đơn đề nghị chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu cho BHXH tỉnh/huyện nơi đang quản lý hồ sơ chờ
Nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử
Đối với trường hợp giao dịch điện tử người lao động đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN, trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
Bước 3: Cơ quan BHXH tỉnh/thành phố tiếp nhận và xử lý đơn đề nghị
Trách nhiệm của BHXH tỉnh/huyện
– BHXH tỉnh/huyện nơi chuyển đi:
+ Đối với người bắt đầu hưởng lương hưu ở địa bàn khác khi giải quyết xong chế độ thì thực hiện ngay việc chuyển hưởng đến địa bàn khác.
+ Đối với người đang hưởng lương hưu: Tiếp nhận hồ sơ từ người hưởng, lập Thông báo theo mẫu số 23-HSB trả người hưởng;
– BHXH tỉnh/huyện nơi chuyển đến:
+ Khi nhận được Thông báo chuyển hưởng, cập nhật ngay vào danh sách chi trả và tổ chức chi trả cho người hưởng tại địa điểm nơi người hưởng đăng ký; đồng thời cơ quan BHXH nhắn tin đến người hưởng về thời gian, địa điểm chi trả lương hưu.
– Đối với người bắt đầu hưởng lương hưu tại nơi cư trú do BHXH tỉnh/huyện khác, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH CAND giải quyết: Đến nhận lương hưu và thẻ BHYT (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT) theo thời gian và địa điểm ghi trong Thông báo
– Người đang hưởng lương hưu đến lương hưu, thẻ BHYT (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT) theo thời gian và địa điểm ghi trong Thông báo
– Người chờ hưởng lương hưu nhận thông báo về việc đã tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.