Cho đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu cũng được đẩy mạnh, các hoạt động được tiến hành trong vùng nước cảng biến ngày càng tăng cao. Vậy hiện nay, làm thế nào để được phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biến?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về việc tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển:
- 4.1 4.1. Yêu cầu đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng biển:
- 4.2 4.2. Thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cầu, bến cảng biển và cảng, bến thủy nội địa trong một vùng nước cảng biển:
- 4.3 4.3. Hình thức khai báo thủ tục tàu thuyền:
- 4.4 4.4. Yêu cầu chung để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đối với hoạt động của tàu thuyền:
1. Mẫu đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển là gì?
Mẫu đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển là văn bản được lập ra bởi cá nhân hoặc tổ chức để đề nghị về việc cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển. Mẫu đơn đề nghị nêu rõ người làm thủ tục, nội dung đề nghị.
Mẫu đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển được sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền (thường là Cảng vụ hàng hải) xem xét việc cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển.
2. Mẫu đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…………, ngày…tháng…năm….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển
và khu vực quản lý của cảng vụ hàng hải
_________
Kính gửi: Cảng vụ hàng hải …..
Tên người làm thủ tục:…..
Đăng ký kinh doanh (hoặc Chứng minh nhân dân) số ngày tháng năm tại……
Địa chỉ: ……
Số điện thoại liên hệ: …..
Đề nghị Cảng vụ hàng hải …… cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải theo quy định tại Điều… Nghị định số ….. về quản lý cảng biển và luồng hàng hải với các thông tin dưới đây:
1. Chủ thể tiến hành: ……..
2. Hoạt động tiến hành: ……
3. Thời gian tiến hành: ……
4. Địa điểm tiến hành: …..
5. Lý do, sự cần thiết: …..
6. Biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn, an ninh, phòng ngừa ô nhiễm môi trường: …….
7. Bản sao ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có): …….
8. Bản sao các văn bản có liên quan (nếu có) …….
Kính đề nghị Cảng vụ hàng hải …..xem xét, giải quyết./.
CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cho phép tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển:
Người viết đơn nêu rõ:
– Kính gửi (ai): tên Cảng vụ hàng hải
– Thông tin người làm thủ tục (tên, giấy tờ đăng ký kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại liên hệ)
– Thông tin cụ thể về hoạt động trong vùng nước cảng biển: ai là chủ thể tiến hành, hoạt động tiến hành là gì, thời gian, địa điểm, lí do hoạt động được tiến hành…
– Thông tin các bản sao văn bản có liên quan
4. Một số quy định của pháp luật về việc tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển:
4.1. Yêu cầu đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng biển:
Tại Điều 62 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP có quy định nội dung như sau:
1. Tàu thuyền chỉ được phép neo đậu, di chuyển vị trí, cập cầu, cập mạn hoặc tiến hành các hoạt động tương tự khác trong vùng nước cảng biển và luồng hàng hải khi có Lệnh điều động hoặc sự chấp thuận của Giám đốc Cảng vụ hàng hải. Lệnh điều động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải được thực hiện kịp thời, chính xác và đầy đủ; trường hợp xét thấy không đủ điều kiện thực hiện, thuyền trưởng có trách nhiệm báo cáo Cảng vụ hàng hải để xử lý.
2. Khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam, ngoài việc chấp hành Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển, thuyền trưởng của tàu thuyền còn phải thực hiện các quy định sau:
a) Duy trì liên lạc với Cảng vụ hàng hải thông qua VHF hoặc các thiết bị thông tin liên lạc khác;
b) Duy trì hoạt động của thiết bị nhận dạng tự động theo quy định;
c) Chấp hành đầy đủ các quy định về tốc độ hành trình trên luồng, dấu hiệu cảnh báo, chế độ cảnh giới và các quy định khác; phải chủ động di chuyển với tốc độ an toàn khi đi qua các khu vực đang có hoạt động ngầm dưới nước, hoạt động nạo vét luồng, thả phao tiêu, trục vớt, cứu hộ, hoạt động nghề cá hoặc khi đi qua khu vực có các tàu thuyền khác đang neo đậu, điều động ở khu vực đó;
d) Không được điều động tàu thuyền đi qua các khu vực có cầu, đường dây vắt ngang qua luồng mà độ cao của tàu thuyền vượt quá độ cao tĩnh không cho phép. Việc hành trình của tàu thuyền trên luồng hẹp được thực hiện theo quy định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải; máy neo và các thiết bị tương tự khác của tàu thuyền phải luôn trong trạng thái sẵn sàng để có thể thực hiện nhanh chóng các mệnh lệnh của thuyền trưởng;
đ) Không để tàu thuyền rê neo, kéo neo ngầm dưới nước khi hoạt động trong luồng, kênh đào, trừ trường hợp bắt buộc phải thực hiện để phòng ngừa tai nạn hàng hải có thể xảy ra;
e) Chỉ được tiến hành các hoạt động lặn hoặc các công việc ngầm dưới nước sau khi được Cảng vụ hàng hải chấp thuận. Thủ tục xin phép thực hiện như sau: Người làm thủ tục gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ hàng hải văn bản đề nghị theo Mẫu số 35 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Chậm nhất 04 giờ làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải có văn bản trả lời; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
3. Ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều này, thuyền trưởng hoặc người chỉ huy của tàu thuyền thi công công trình hàng hải, tàu thuyền chuyên dùng để nạo vét luồng, khai thác cát hoặc cần cẩu nổi và các thiết bị công trình khác phải xin phép Cảng vụ hàng hải khu vực trước khi tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng biển. Thủ tục xin phép thực hiện như sau: Người làm thủ tục gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cảng vụ hàng hải văn bản đề nghị theo Mẫu số 35 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Chậm nhất 04 giờ làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Cảng vụ hàng hải có văn bản trả lời; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
4. Khi tàu thuyền chưa làm xong thủ tục nhập cảnh hoặc sau khi đã làm xong thủ tục xuất cảnh, nghiêm cấm những người ở trên tàu thuyền giao dịch với người khác không thuộc thuyền bộ, trừ hoa tiêu dẫn tàu, đại lý tàu biển và các nhân viên công vụ đang làm nhiệm vụ trên tàu thuyền.
Như vậy, tàu thuyền được phép hoạt động trong vùng nước cảng biển khi có Lệnh điều động hoặc sự chấp thuận của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và phải thực hiện đầy đủ các quy tắc, quy định được đưa ra.
4.2. Thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cầu, bến cảng biển và cảng, bến thủy nội địa trong một vùng nước cảng biển:
Tại điều 73 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Tàu thuyền vào, rời khu vực hàng hải trong một cảng biển làm thủ tục như tàu thuyền vào, rời cảng biển.
2. Tàu thuyền vào cảng biển hoặc khu vực hàng hải sau đó đến cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải đó thì Cảng vụ hàng hải chỉ thực hiện thủ tục đến cảng cho tàu thuyền và cấp lệnh điều động bằng văn bản theo Mẫu số 45 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này khi tàu thuyền di chuyển đến cảng, bến thủy nội địa; Cảng vụ đường thủy nội địa chỉ thực hiện thủ tục rời cảng cho tàu thuyền.
3. Tàu thuyền vào cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực hàng hải sau đó đến cầu, bến cảng biển thuộc cảng biển hoặc khu vực hàng hải đó thì Cảng vụ đường thủy nội địa chỉ thực hiện thủ tục đến cảng cho tàu thuyền và cấp Lệnh điều động bằng văn bản theo Mẫu số 45 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này khi tàu thuyền di chuyển đến cầu, bến cảng biển; Cảng vụ hàng hải chỉ thực hiện thủ tục rời cảng cho tàu thuyền.
4.3. Hình thức khai báo thủ tục tàu thuyền:
Việc gửi hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển có thể được thực hiện bằng Fax, khai báo điện tử, gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính. Trường hợp hồ sơ, giấy tờ của tàu thuyền được cấp dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật, người làm thủ tục chỉ phải nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ đó và cung cấp địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đó để xác minh khi cần thiết.
4.4. Yêu cầu chung để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đối với hoạt động của tàu thuyền:
Theo điều 106 Nghị định số 58/2017/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Tất cả các loại tàu thuyền phải được ghi rõ tên hoặc số hiệu, số IMO (nếu có) và tên cảng đăng ký theo quy định.
2. Thuyền trưởng có trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự và vệ sinh trên tàu, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Ngoài những thuyền viên thuộc thuyền bộ và hành khách đi theo tàu thuyền, chỉ những người có nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giới thiệu mới được phép lên tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển; khi lên tàu thuyền nước ngoài còn phải có giấy phép của Bộ đội Biên phòng hoặc Công an cửa khẩu cảng, trừ trường hợp là cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đang thi hành công vụ. Thuyền trưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm về những trường hợp để người không có nhiệm vụ lên tàu.
4. Tàu thuyền đang neo đậu trong vùng nước cảng biển không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Kéo còi hay dùng loa điện để thông tin, trừ trường hợp để phát tín hiệu cấp cứu hoặc kéo còi chào theo lệnh của Giám đốc Cảng vụ hàng hải;
b) Tiến hành các việc sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa có sự chấp thuận của Cảng vụ hàng hải;
c) Sử dụng trang thiết bị cứu sinh – chữa cháy vào các mục đích không phù hợp;
d) Bơi lội hoặc làm mất trật tự ở trong cảng;
đ) Việc tổ chức bắn pháo hoa của tàu thuyền trong các dịp nghi lễ của quốc gia tàu mang cờ được thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
5. Cầu thang lên, xuống tàu phải được chiếu sáng và điều chỉnh phù hợp, bảo đảm an toàn cho người sử dụng; khu vực cầu thang thường xuyên phải có người trực ca và có phao cứu sinh theo quy định; cầu thang phải có tay vịn, phía dưới phải có lưới bảo hiểm.”
Như vậy, khi tàu thuyền hoạt động trong vùng nước cảng biển cần phải đảm bảo các yêu cầu về tàu thuyền, thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết cũng như đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải.