Việc đề nghị tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân cần có đơn đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân. Vậy mẫu đơn này có hình thức và nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân là mẫu đơn đề nghị được lập ra để đề nghị về việc chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin tín dụng…
Mục đích của mẫu đơn đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân: khi tổ chức quỹ tín dụng nhân dân muốn tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân sẽ làm đơn đề nghị đến Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nhằm mục đích tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân.
2. Mẫu đơn đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN
TỔ CHỨC LẠI QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
Kính gửi(1): ….
– Căn cứ
– Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
– Căn cứ Thông tư số…../20…/TT-NHNN ngày…… tháng…. năm 20… của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân;
……………. đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố……… xem xét và chấp thuận nội dung sau:
A. Nội dung đề nghị của quỹ tín dụng nhân dân (2)
□ Chia □ Tách □ Sáp nhập □ Hợp nhất
B. Các quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại (3)
I. Quỹ tín dụng nhân dân A
1. Số Giấy phép thành lập và hoạt động, ngày cấp Giấy phép.
2. Địa chỉ đặt trụ sở chính.
3. Vốn điều lệ (tính đến thời điểm gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân).
4. Năm thành lập.
5. Nội dung hoạt động.
6. Đại diện theo pháp luật của quỹ tín dụng nhân dân (họ và tên, địa chỉ thường trú, số Chứng minh nhân dân hoặc số thẻ Căn cước công dân hoặc số hộ chiếu).
7. Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân trong việc tổ chức lại (bị chia/bị tách/nhận sáp nhập/sáp nhập/tham gia hợp nhất).
II. Quỹ tín dụng nhân dân B (nếu có):
(Nội dung tương tự như điểm I mục B Đơn này).
C. Quỹ tín dụng nhân dân hình thành sau tổ chức lại
I. Quỹ tín dụng nhân dân C:
1. Tên quỹ tín dụng nhân dân.
2. Địa chỉ dự kiến đặt trụ sở chính.
3. Vốn điều lệ dự kiến.
4. Nội dung hoạt động dự kiến.
II. Quỹ tín dụng nhân dân D (nếu có):
(Nội dung tương tự như điểm I mục C Đơn này).
D. Lý do tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân
Đ. Hồ sơ kèm theo
1. …….
2. ……..
Chúng tôi xin cam kết:
– Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung trong đơn, hồ sơ đề nghị chấp thuận chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.
– Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước.
…, ngày……… tháng……. năm….
Chủ tịch Hội đồng tổ chức lại
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Phần kính gửi Giám đốc ngân hàng chi nhánh tỉnh, thành phố;
(2) Nội dung đề nghị của quỹ tín dụng nhân dân;
(3) Thông tin Các quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại.
4. Những quy định liên quan đến tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân:
4.1. Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng:
Theo Điều 6 Luật tổ chức tín dụng 2017, các hình thức tổ chức tín dụng được quy định như sau:
– Ngân hàng thương mại trong nước: được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
– Ngân hàng thương mại nhà nước: được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước: được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài: được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.
– Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Như vậy đối với 6 loại hình ngân hàng và tổ chức tín dụng trên, tùy vào cơ cấu tổ chức và nguồn vốn mà Nhà nước quyết định hình thức tổ chức tín dụng theo các hình thức như hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và hợp tác xã. Mỗi hình thức tổ chức sẽ có các quy định riêng về cơ cấu tổ chức.
4.2. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân:
Điều 118 Luật tổ chức tín dụng 2017, quỹ tín dụng nhân dân thực hiện các hoạt động chủ yếu sau:
– Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với các trường hợp nhận tiền gửi của thành viên và nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các trường hợp: Cho vay đối với khách hàng là thành viên; Cho vay đối với khách hàng không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.
– Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện các hoạt động khác như tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân; vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác; tham gia góp vốn thành lập ngân hàng hợp tác xã; mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước; mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; ngoài ra quỹ tín dụng nhân dân còn có thể làm đại lý kinh doanh bảo hiểm và cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên.
Về địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân thì Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể địa bàn hoạt động của từng quỹ tín dụng nhân dân trong Giấy phép.
4.3. Các trường hợp tổ chức lại tổ chức tín dụng:
Điều 4 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định về việc tổ chức lại tín dụng
– Các trường hợp sáp nhập tổ chức tín dụng:
Ngân hàng thương mại, công ty tài chính sáp nhập vào một ngân hàng thương mại;
Công ty tài chính sáp nhập vào một công ty tài chính.
– Các trường hợp hợp nhất tổ chức tín dụng:
Ngân hàng thương mại hợp nhất ngân hàng thương mại thành một ngân hàng thương mại;
Ngân hàng thương mại hợp nhất công ty tài chính thành một ngân hàng thương mại;
Công ty tài chính hợp nhất công ty tài chính thành một công ty tài chính.
– Các trường hợp chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng:
Ngân hàng thương mại, công ty tài chính chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần và ngược lại;
Ngân hàng thương mại, công ty tài chính chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và ngược lại.
4.4. Phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng sau tổ chức lại:
Tại Điều 6 Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định về việc tổ chức lại tín dụng
– Phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng sau tổ chức lại phải phù hợp với phạm vi hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
– Phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng sau sáp nhập là các hoạt động của tổ chức tín dụng nhận sáp nhập. Tổ chức tín dụng sau sáp nhập được bổ sung hoạt động của tổ chức tín dụng bị sáp nhập nếu đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng hợp nhất là các hoạt động của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất nếu tổ chức tín dụng hợp nhất đáp ứng đủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý là các hoạt động của tổ chức tín dụng được chuyển đổi hình thức pháp lý.
Như vậy đối với các quỹ tổ chức tín dụng nhân dân tổ chức lại thì cần phải làm đơn đề nghị tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và cho phép quỹ tín dụng nhân dân được tổ chức lại theo các hình thức được quy định theo Luật tổ chức tín dụng.