Nhằm đảm bảo sự ổn định trong kiến trúc đô thị và công tác quy hoạch đô thị, các công trình xây dựng phải đảm bảo được chấp thuận kế hoạch xây dựng. Đơn đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ là thành phần không thể thiếu khi cá nhân, tổ chức xin cấp phép xây dựng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ mới nhất:
- 4 4. Thủ tục đăng ký chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ:
1. Đơn đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ là gì?
Phương án kiến trúc sơ bộ được hiểu là việc lên kế hoạch xây dựng một cách sơ khai nhất đối với một công trình xây dựng. Nội dung phương án kiến trúc sơ bộ gồm: Mục đích, địa điểm xây dựng, diện tích, chiều cao,….của công trình kiến trúc nhằm giúp người đọc hình dung một cách cơ bản nhất về công trình chuẩn bị xây dựng.
Đơn đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ là mẫu đơn được soạn thảo bởi cá nhân, tổ chức có công trình xây dựng cần xin cấp phép xây dựng gửi đến Sở quy hoạch – kiến trúc địa phương. Nội dung đơn nêu rõ thông tin cá nhân, tổ chức đề nghị chấp thuận, thông tin công trình xây dựng,….
Cá nhân, tổ chức soạn thảo đơn đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ nhằm mục đích được cấp phép xây dựng từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Mẫu đơn đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CHẤP THUẬN QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG VÀ PHƯƠNG ÁN
KIẾN TRÚC SƠ BỘ
Kính gửi: Sở Quy hoạch – Kiến trúc….
1. Tổ chức/Cá nhân:
Họ tên người làm đơn (trường hợp cơ quan, đơn vị doanh nghiệp thì thủ trưởng cơ quan là đại diện, ghi rõ tên cơ quan):…
– Địa chỉ liên hệ: Số nhà ………Đường (phố) ……
(hoặc xóm …thôn …… )
Phường (xã) …… Quận (huyện) ……
Điện thoại: … Fax: …Email: ……
2. Địa điểm đề xuất:
Số nhà: …… Đường (phố) …
(hoặc xóm …… thôn …… )
Phường (xã) ……Quận (huyện) ……
3. Ý định đầu tư xây dựng:
Chức năng công trình: ……
Diện tích ô đất (m2): ……Mật độ xây dựng (%): ……
Tổng diện tích sàn xây dựng (m2):…Tầng cao công trình: …tầng.
Chiều cao công trình (m): …… Tầng hầm: ……tầng.
Tổng diện tích sàn tầng hầm (m2): …Nhu cầu chỗ đỗ xe… chỗ.
Để có cơ sở triển khai nghiên cứu các bước tiếp theo của dự án đầu tư theo đúng quy định, kính đề nghị Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ công trình tại khu đất nêu trên. Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố Hà Nội về quản lý đầu tư xây dựng.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ mới nhất:
Kính gửi: Sở Quy hoạch – Kiến trúc….nơi gửi đơn đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ
Phần thông tin của cá nhân/tổ chức
Họ tên người làm đơn (trường hợp cơ quan, đơn vị doanh nghiệp thì thủ trưởng cơ quan là đại diện, ghi rõ tên cơ quan):
Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
– Địa chỉ liên hệ: Ghi rõ số nhà, tên đường (phố), (hoặc xóm /thôn ), phường (xã)…Quận (huyện) …
Điện thoại: …Fax: …Email: ……
Phần thông tin địa điểm đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ: Ghi rõ số nhà, đường (phố), hoặc thôn xóm,…
Thông tin đầu tư xây dựng:
Chức năng công trình: Ghi rõ chức năng công trình xây dựng ( Để kinh doanh dịch vụ.., Để mở khu vui chơi,…)
Diện tích ô đất: Ghi theo đơn vị m2 Mật độ xây dựng (%):
Tổng diện tích sàn xây dựng (m2):…Tầng cao công trình: ……… tầng.
Chiều cao công trình (m): ……… Tầng hầm: …………. tầng.
Tổng diện tích sàn tầng hầm (m2): ….. Nhu cầu chỗ đỗ xe……. chỗ.
Chú ý: Người làm đơn khai báo chính xác, trung thực về công trình xây dựng xin chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Người làm đơn: Ký và ghi rõ họ tên
4. Thủ tục đăng ký chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ:
Căn cứ pháp lý:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ gồm:
– Đơn đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ
– Các văn bản về chấp thuận chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền.
– Bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/500 – 1/200 do cơ quan có tư cách pháp nhân lập thời gian chưa quá 03 năm, còn phù hợp với thực tế (đối với khu đất đang quản lý, sử dụng không có giấy tờ sử dụng đất hợp pháp, hợp lệ theo qui định phải có xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc chính quyền địa phương về ranh giới, mốc giới) khu đất không có kiện cáo, tranh chấp.
– Bản vẽ xác định chỉ giới đường đỏ trên bản đồ nền đo đạc địa hình hiện trạng tỷ lệ 1/500 – 1/200 (thời gian chưa quá 3 năm, còn phù hợp với thực tế) và văn bản cung cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật do cơ quan có tư cách pháp nhân lập.
– Bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng (gồm 02 bản) tỷ lệ 1/500 – 1/200 trên nền bản đồ hiện trạng và chỉ giới đường đỏ có xác nhận và đóng dấu của đơn vị tư vấn thiết kế có tư cách pháp nhân và chủ đầu tư, nội dung quy hoạch tổng mặt bằng theo quy định đầy đủ các căn cứ pháp lý chủ đầu tư đề xuất các chỉ tiêu kỹ thuật, ghi chú – ký hiệu khống chế định vị tại Tổng mặt bằng thể hiện chính xác vị trí, quy mô, chức năng công trình, các kích thước, các điều kiện hạn chế xây dựng, giải trình các nội dung quan trọng…
– Đối với công trình kỹ thuật chuyên ngành: Nhà máy xử lý nước thải, nhà máy cấp nước, trạm biến áp có cấp điện áp ≥ 110KV, bến xe buýt, đường sắt đô thị… cần có bản vẽ mặt bằng dây chuyền công nghệ có chấp thuận của cơ quan chuyên ngành.
– Văn bản giải trình tóm tắt (quy mô xây dựng, chiều cao, sàn xây dựng, tính chất chức năng công trình, nhu cầu sử dụng đất và nhu cầu sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phương án xây dựng…) được cấp có thẩm quyền xác nhận.
– Phương án thiết kế kiến trúc sơ bộ công trình hoặc từng hạng mục công trình, gồm: Các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và phối cảnh từng hạng mục công trình tỷ lệ 1/100 – 1/200 (gồm 02 bản).
–
Lưu ý:
+ Nếu quy hoạch tổng mặt bằng lập trên khu đất mà chủ đầu tư chưa có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất thì cần có bản sao văn bản thoả thuận địa điểm quy hoạch; chứng chỉ quy hoạch (hoặc thỏa thuận quy hoạch kiến trúc).
+ Nếu quy hoạch tổng mặt bằng lập trên khu đất mà chủ đầu tư có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, cần có bản sao chứng chỉ quy hoạch (hoặc thoả thuận quy hoạch kiến trúc) và giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất có liên quan đến khu đất xây dựng
+ Trường hợp quy hoạch tổng mặt bằng (hoặc quy hoạch chi tiết) đã được phê duyệt cần có bản sao (theo quy định của pháp luật) bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng hoặc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ và bản vẽ kèm theo đĩa CD số hoá tất cả các nội dung của hồ sơ bản vẽ (file số hóa bản vẽ theo định dạng AutoCAD và Acrobat; file số hóa các văn bản theo định dạng Word, Excel, Acrobat… theo quy định về file số)
Bước 2: Gửi hồ sơ
Cá nhân, tổ chức gửi hồ sở trực tiếp đến Sở quy hoạch – kiến trúc…hoặc gửi qua đường bưu điện hay các hình thức khác phù hơp với quy định
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cán bộ Sở quy hoạch – kiến trúc có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ đầy đủ tính hợp pháp và hợp lệ được tiếp nhận tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Sở Quy hoạch – Kiến trúc.
– Những hồ sơ phải xin ý kiến Hội đồng Kiến trúc – Quy hoạch Thành phố; trình Uỷ ban nhân dân Thành phố hoặc Bộ Xây dựng thì thời gian xin ý kiến không tính vào thời gian giải quyết TTHC.
– Đối với Phương án kiến trúc sơ bộ các cụm công trình có nhiều chức năng, nhiều công trình khác nhau trong cùng một ô đất, thời hạn giải quyết hồ sơ được cộng thêm 10 ngày cho một chức năng, hoặc công trình.
– Sở Quy hoạch – Kiến trúc ký đóng dấu chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ, có thể có văn bản nêu các yêu cầu về quy hoạch kiến trúc kèm theo. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu Sở Quy hoạch – Kiến trúc có văn bản hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu đơn đề nghị chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ mới nhất . Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!