Mẫu đơn đề nghị chấp thuận làm trợ lý báo chí, cộng tác viên là văn bản mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Vậy, Mẫu đơn đề nghị chấp thuận làm trợ lý báo chí, cộng tác viên có nội dung, hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị chấp thuận làm trợ lý báo chí, cộng tác viên là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị chấp thuận làm trợ lý báo chí, cộng tác viên mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị chấp thuận làm trợ lý báo chí, cộng tác viên mới nhất:
- 4 4. Một số quy định về đơn đề nghị chấp thuận làm trợ lý báo chí, cộng tác viên mới nhất:
1. Mẫu đơn đề nghị chấp thuận làm trợ lý báo chí, cộng tác viên là gì?
Mẫu đơn xin chấp thuận trợ lý báo chí, cộng tác viên là mẫu đơn được lập ra để xin được chấp thuận trợ lý báo chí, cộng tác viên. Mẫu đơn nêu rõ nội dung đề nghị chấp thuận..
Mẫu đơn xin chấp thuận trợ lý báo chí, cộng tác viên thể hiện mong muốn, nguyện vọng của cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền để đề nghị chấp thuận làm trợ lý báo chí, cộng tác viên.
2. Mẫu đơn đề nghị chấp thuận làm trợ lý báo chí, cộng tác viên mới nhất:
(Tên cơ quan báo chí nước ngoài)
(Name of the foreign media organisation)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN TRỢ LÝ BÁO CHÍ/CỘNG TÁC VIÊN
REQUEST FORM FOR NEWS ASSISTANT/STRINGER
…, ngày … tháng … năm …
(dd/mm/yyyy)
Kính gửi: Bộ Ngoại giao Nước CHXHCN Việt Nam
To: The Ministry of Foreign Affairs Socialist Republic of Vietnam
1. Văn phòng báo chí thường trú/ Foreign media resident office: …
2. Địa chỉ/Address: …
3. Điện thoại/Tel: …Fax: … Email: …
4. Đề nghị chấp thuận cho ông/bà Request for Mr/Mrs: …
Ngày sinh/Date of birth: …
Số Hộ chiếu hoặc CMT/Passport of ID number: …
làm việc dưới hình thức/to work as:
Trợ lý báo chí/News assistant:
Cộng tác viên/Stringer:
trong khoảng thời gian từ/for the period form … đến/to…
5. Văn phòng thường trú (tên cơ quan báo chí) … cam kết trợ lý báo chí của văn phòng báo chí thường trú tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
6. The media resident office (name of the media organization)….. hereby affirms that the news assistant(s)/stringer(s) hired by itself will comply fully with Vietnamese laws and regulations.
Đại diện văn phòng báo chí nước ngoài
Representative of the foreign media’s resident office
(Ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)
(Signature, full name and seal)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị chấp thuận làm trợ lý báo chí, cộng tác viên mới nhất:
– Phần kính gửi: gửi cho bộ ngoại giao Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Phần thông tin cá nhân:
+ Ghi rõ họ và tên;
+ Địa chỉ: Ghi rõ số nhà; tên đường, xã/phường/thị trấn,…
+ Số điện thoại, Fax.email để liên hệ khi có việc cần;
– Phần nội dung: Nêu rõ nguyện vọng muốn làm trợ lý báo chí hay cộng tác viên./.
4. Một số quy định về đơn đề nghị chấp thuận làm trợ lý báo chí, cộng tác viên mới nhất:
Theo Điều 14 và Điều 15 Nghị định
Điều 14. Trợ lý báo chí của Văn phòng thường trú
1. Văn phòng thường trú được phép thuê trợ lý báo chí để hỗ trợ các hoạt động của Văn phòng thường trú, phóng viên thường trú. Văn phòng thường trú có đề nghị thuê trợ lý báo chí gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng thường trú.
Hồ sơ đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí gồm:
– Văn bản đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí của Trưởng Văn phòng thường trú theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành
– Thông tin cá nhân có xác nhận của chính quyền địa phương đối với người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí.
– 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí.
2. Trợ lý báo chí được phép thực hiện các công việc hỗ trợ hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú và Văn phòng thường trú lại Việt Nam như chụp ảnh, quay phim, phiên dịch và các công việc hành chính hỗ trợ cho hoạt động của Văn phòng thường trú. Trợ lý báo chí không được hưởng quy chế phóng viên thường trú và không được tiến hành các hoạt động thông tin, báo chí thay phóng viên thường trú.
3. Bộ Ngoại giao là cơ quan cung ứng trợ lý báo chí cho các Văn phòng thường trú. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý trợ lý báo chí phải thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Điều 15. Cộng tác viên của Văn phòng thường trú
1. Khi có nhu cầu thuê cộng tác viên. Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng thường trú.
Hồ sơ đề nghị cấp phép cho cộng tác viên gồm:
– Văn bản đề nghị cấp phép làm cộng tác viên cho Văn phòng thường trú của Trưởng Văn phòng thường trú theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
– Thông tin cá nhân của người được cử làm cộng tác viên.
– 01 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của người được cử làm cộng tác viên.
2. Văn phòng thường trú chỉ được phép thuê và sử dụng cộng tác viên sau khi được Bộ Ngoại giao chấp thuận bằng văn bản. Cộng tác viên của Văn phòng thường trú chỉ được phép thực hiện các công việc hỗ trợ hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú, Văn phòng thường trú như quay phim, chụp ảnh, phiên dịch trong một số hoạt động cụ thể nhất định, trong một thời gian nhất định và không được hoạt động thay thế phóng viên thường trú.
3. Trong trường hợp cộng tác viên là vợ hoặc chồng của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài và được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện nước ngoài phải có văn bản chính thức cam kết tử bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ.
Một số quy đinh liên quan tới phóng viên nước ngoài theo Nghị định 88/2012/NĐ-CP:
Điều 12. Thẻ phóng viên nước ngoài
1. Phóng viên thường trú được Bộ Ngoại giao cấp Thẻ phóng viên nước ngoài, có giá trị không quá 12 tháng, phù hợp với thời hạn thị thực nhập – xuất cảnh của phóng viên. Phóng viên thường trú có đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài gồm:
– Văn bản đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
– Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.
– 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của phóng viên thường trú.
2. Phóng viên thường trú có đề nghị cấp lại Thẻ phóng viên nước ngoài do bị hỏng, bị mất gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ phóng viên nước ngoài gồm:
– Văn bản đề nghị cấp lại Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
– Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.
– 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của phóng viên thường trú.
– Thẻ phóng viên nước ngoài (trong trường hợp thẻ bị hỏng).
– Đơn trình bày mất Thẻ phóng viên nước ngoài có xác nhận của
3. Chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi Thẻ phóng viên nước ngoài hết hạn, phóng viên thường trú phải làm thủ tục gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài nếu được Bộ Ngoại giao cho phép tiếp tục làm phóng viên thường trú. Phóng viên thường trú có đề nghị gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn thẻ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đề nghị gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài gồm:
– Văn bản
– Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú.
– Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Ngoại giao hoàn thành việc cấp, cấp lại hoặc gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài. Trong trường hợp từ chối cấp, cấp lại hoặc gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài.
5. Khi hoạt động Thông tin, báo chí tại Việt Nam, phóng viên thường trú phải mang theo Thẻ phóng viên nước ngoài, hộ chiếu và xuất trình cho các cơ quan chức năng của Việt Nam khi được yêu cầu.
6. Khi phóng viên thường trú chấm dứt hoạt động tại Việt Nam, Văn phòng thường trú phải thông báo cho Bộ Ngoại giao bằng văn bản ít nhất 15 ngày làm việc trước khi phóng viên chấm dứt hoạt động và phải nộp lại Thẻ phóng viên nước ngoài cho Bộ Ngoại giao trước khi phóng viên xuất cảnh Việt Nam.
Điều 13. Hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú
1. Đối với các yêu cầu phỏng vấn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến Bộ Ngoại giao.
2. Đối với các yêu cầu tiếp xúc, phỏng vấn lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Việt Nam, Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến các Bộ, ban, ngành liên quan, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, các Bộ, ban, ngành có trách nhiệm trả lời Văn phòng thường trú bằng văn bản.
3. Đối với các hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương của Việt Nam, Văn phòng thường trú gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện hoặc fax đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời thông báo cho Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trả lời Văn phòng thường trú bằng văn bản. Phóng viên thường trú chỉ được hoạt động thông tin, báo chí tại địa phương khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Hồ sơ đề nghị hoạt động thông tin, báo chí gồm:
– Văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
– Bản chụp Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú.