Việc liên kết giáo dục với nước ngoài đã góp phần làm cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo của Việt Nam ngày càng phát triển hơn. Tuy nhiên việc liên kết này có thể chấm dứt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy để chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài cần làm những gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài là gì?
Mẫu đơn đề nghị về việc chấm dứt liên kết đào tạo với nước ngoài là mẫu đơn đề nghị, là văn bản được lập ra bởi cơ sở giáo dục trong nước để đề nghị về việc chấm dứt liên kết đào tạo với nước ngoài. Mẫu đơn nêu rõ nội dung đề nghị…
Mẫu đơn đề nghị về việc chấm dứt liên kết đào tạo với nước ngoài được sử dụng để gửi tới các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục giữa cơ sở giáo dục trong nước với cơ sở giáo dục nước ngoài.
2. Mẫu đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–
….., ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài
Kính gửi: …(1)…
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:
Bên Việt Nam …..(2)…..
– Trụ sở: ……….
– Điện thoại: ……….
– Fax: ……….
– Website: ……….
Bên nước ngoài: …. (3)…..
– Trụ sở: …….
– Điện thoại: …….
– Fax: ……..
– Website: ………
Đã được cho phép thực hiện liên kết giáo dục theo Quyết định số: …(4)…
Đề nghị…(1)…phê duyệt chấm dứt liên kết giáo dục nêu trên kể từ ngày… tháng… năm…
Lý do chấm dứt: ………
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục khi chấm dứt liên kết: ………
Chúng tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị chấm dứt và Hồ sơ kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.
Tài liệu gửi kèm theo gồm:
1. Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết kèm theo các minh chứng về quá trình tổ chức, thực hiện liên kết trong thời gian được cấp phép;
2. Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt);
3. Kiến nghị các nội dung (nếu có) trong Quyết định phê duyệt chấm dứt và giải trình.
Bên Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và tên
Bên nước ngoài
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và tên
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài:
(1) Tên sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố đã cấp phép liên kết;
(2) Tên cơ sở giáo dục Việt Nam;
(3) Tên cơ sở giáo dục nước ngoài;
(4) Số, ký hiệu Quyết định phê duyệt liên kết, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.
4. Các quy định và thủ tục có liên quan:
Việc liên kết giáo dục với nước ngoài chấm dứt trong các trường hợp
– Hết thời hạn quy định trong quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết;
– Theo đề nghị của các bên liên kết;
– Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
– Vi phạm quy định của quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc điều chỉnh liên kết ở mức độ pháp luật quy định phải chấm dứt.
Trách nhiệm của các bên liên kết khi bị chấm dứt hoạt động liên kết trước thời hạn
– Bảo đảm cho học sinh đang theo học chương trình giáo dục tích hợp được tiếp tục học tập đến hết cấp học;
– Bồi hoàn cho học sinh các khoản chi phí học sinh đã nộp trong trường hợp liên kết bị chấm dứt hoạt động;
– Thanh toán các khoản tiền lương, tiền công, thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giáo viên và người lao động theo
– Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.
Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền chấm dứt liên kết
– Người có thẩm quyền phê duyệt liên kết thì có thẩm quyền chấm dứt liên kết;
– Hồ sơ đề nghị chấm dứt liên kết bao gồm: Đơn đề nghị chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó nêu rõ lý do chấm dứt, kèm theo phương án chấm dứt liên kết, các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người học, người lao động; phương án giải quyết tài chính, tài sản;
– Hồ sơ đề nghị chấm dứt liên kết được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 10 Nghị định này;
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, quyết định chấm dứt liên kết và
– Trường hợp liên kết giáo dục bị chấm dứt theo quy định tại điểm c và d khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chấm dứt liên kết.
Yêu cầu, điều kiện chấm dứt liên kết giáo dục với nước ngoài
1. Việc chấm dứt liên kết giáo dục được thực hiện theo đề nghị của các bên liên kết.
2. Các bên liên kết khi chấm dứt hoạt động liên kết trước thời hạn có trách nhiệm:
– Bảo đảm cho học sinh đang theo học chương trình giáo dục tích hợp được tiếp tục học tập đến hết cấp học;
– Bồi hoàn cho học sinh khoản chi phí học sinh đã nộp trong trường hợp liên kết bị chấm dứt hoạt động;
– Thanh toán các khoản lương, tiền công, thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giáo viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể phù hợp với quy định của pháp luật lao động.
– Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.
5. Các thông tin liên quan khác:
Bộ Giáo dục và Đào tạo dừng hơn 200 chương trình liên kết đào tạo quốc tế
Hiện nay nở rộ các chương trình đào tạo liên kết giữa các trường đại học Việt Nam với các chương trình đại học nước ngoài. Có thể nói, chương trình liên kết quốc tế hiện nay đang là một trong những xu hướng học mới nhằm đáp ứng nhu cầu về việc học chương trình chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam. Bên cạnh những chương trình uy tín thì không ít những chương trình đào tạo chủ yếu là để “bán bằng”.
Xã hội yêu cầu ngày càng cao, vì vậy các trường đại học phải chú ý chất lượng thật.
Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho rà soát các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và cho dừng lại gần 200 chương trình liên kết. Hiện Việt Nam có 70 cơ sở giáo dục đại học cung cấp chương trình giáo dục quốc tế, 600 chương trình liên kết đào tạo. Từ năm 2018 đến nay, Việt Nam đã có 3 trường đại học lọt top 1.000 trong các bảng xếp hạng của thế giới và 8 trường lọt vào danh sách 500 trường hàng đầu châu Á. Số lượng sinh viên Việt Nam đang học tại nước ngoài khoảng 192.000. Số sinh viên quốc tế đến Việt Nam học trong 5 năm qua mỗi năm tăng 10%.
Mặc dù tình hình liên kết đào tạo của các đại học Việt Nam với các trường đại học ở nước ngoài thời gian qua phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, chất lượng liên kết là một vấn đề đáng quan tâm. Nhất là khi số lượng gần 200 chương trình liên kết bị Bộ Giáo dục và Đào tạo buộc dừng lại là rất nhiều. Điều này cho thấy nhiều mô hình sinh ra là không vì mục đích đào tạo, cung cấp tri thức, nhân lực chất lượng cao mà vì mục đích thu tiền, thậm chí là “bán bằng”. Do đó nhu nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục quốc tế và chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài là rất lớn.
Các chương trình liên kết đào tạo ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là lĩnh vực kinh tế, quản lý. Vì vậy, các trường cần mở ra những ngành liên kết đào tạo nhiều lĩnh vực khác như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, phần mềm, du lịch,… bởi đây là các lĩnh vực rất cần đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Ngoài ra, các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng còn nhiều tiềm năng để mở rộng liên kết đào tạo theo tín chỉ hoặc nhóm tín chỉ, từ đó mở rộng cơ hội trải nghiệm cho sinh viên quốc tế tại Việt Nam.
Bên cạnh đó trong giai đoạn dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, hoạt động các trường đại học ở nước ngoài bị ảnh hưởng rất lớn, nhiều trường buộc phải chuyển sang hình thức học trực tuyến. Những yếu tố đó ảnh hưởng không nhỏ đến du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài, dẫn đến có một lượng du học sinh và sinh viên Việt Nam không thể ra nước ngoài học tập, đang cần tìm chỗ học trong nước. Trong khi đó, Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch COVID-19, điều này tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học trong nước mở cửa đón nhận sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thúc đẩy các trường đại học ở Việt Nam xây dựng các chương trình giáo dục quốc tế, chương trình liên kết, đón du học sinh về nước học và sinh viên quốc tế sang.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trường phải tạo ra những chương trình liên kết đào tạo tốt để các em được học tập trong điều kiện và chương trình tốt nhất – đây còn là cách để giữ nguồn chi phí dành cho du học ở lại Việt Nam.
Các trường tiếp tục củng cố đã có và mở rộng những chương trình chưa có. Đặc biệt ở những nơi du học sinh Việt Nam còn đang lúng túng khó khăn thì các em sẽ yên tâm khi về nước được học chương trình tương tự như đang học tại các nước.