Trong trường hợp cơ sở kinh doanh rượu muốn sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh rượu phải tiến hành soạn thảo đơn đề nghị gửi tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh rượu là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh rượu là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh rượu mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh mới nhất:
- 4 4. Thủ tục đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh rượu:
- 5 5. Một số quy đinh pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh rượu:
1. Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh rượu là gì?
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm. (Ethanol).
Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải có giấy phép theo quy định. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh rượu là mẫu đơn được soạn thảo bởi tổ chức kinh doanh rượu có nguyện vọng thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh rượu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước đó.
Khi tổ chức kinh doanh rượu có nhu cầu thay đổi giấy phép kinh doanh sẽ tiền hành gửi hồ sơ yêu cầu cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh rượu là thành phần không thể thiếu trong hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh.
Nội dung đơn trình bày rõ về thông tin cơ sở kinh doanh rượu, lý do sửa đổi, bổ sung và nội sửa đổi bổ sung giấy phép kinh doanh rượu
2. Mẫu đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh rượu mới nhất:
Mẫu số 02:
TÊN THƯƠNG NHÂN
——-
Số: /
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
.., ngày ……. tháng ……… năm …………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP ……(1)…
Kính gửi: ……(2)……
Tên thương nhân: …..
Địa chỉ trụ sở chính: …….. Điện thoại: …… Fax:..
Địa điểm sản xuất/kinh doanh:…….
Điện thoại: …… Fax: …….
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ……… do ……..cấp ngày ………….. tháng…… năm ……;
Giấy phép……(1)……. đã được cấp số.. do …… cấp ngày …… tháng … năm ……
Giấy phép…(1)….đã được cấp sửa đổi, bổ sung/cấp lại (nếu có) số ……. do ……. cấp ngày…… tháng …… năm …
….(3)…… đề nghị ..(2)….xem xét cấp sửa đổi (hoặc bổ sung) Giấy phép….(1)……, với lý do cụ thể như sau:
Thông tin cũ: ……
Thông tin mới: .….(4)…..
….(3)….. xin cam đoan lý do trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……… /2017/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh mới nhất:
Phần thông tin của người làm đơn:
Tên thương nhân: Ghi rõ tên thương nhân
Địa chỉ trụ sở chính: Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Địa điểm sản xuất/kinh doanh: ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
(2): Cơ quan cấp phép: Bộ Công Thương/Sở Công Thương/Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
(3): Tên thương nhân xin cấp giấy phép.
(4): Nội dung sửa đổi, bổ sung
4. Thủ tục đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh rượu:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cơ sở kinh doanh có nhu cầu sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh rượu chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép (01 bộ) bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo
– Bản sao giấy phép đã được cấp
– Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung
Bước 2: Nộp hồ sơ
Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP. Trường hợp từ chối cấp sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
5. Một số quy đinh pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh rượu:
5.1. Điều kiện sản xuất rượu công nghiệp:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
– Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
– Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
– Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
– Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
5.2. Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
– Điều kiện sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại
– Có
Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
5.3. Điều kiện phân phối rượu:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 150 m2 trở lên.
– Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
– Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu.
– Có văn bản giới thiệu hoặc
– Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
5.4. Điều kiện bán buôn rượu:
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp kho hàng hoặc hệ thống kho hàng với tổng diện tích sàn sử dụng từ 50 m2 trở lên.
– Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
– Có hệ thống bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính với ít nhất 03 thương nhân bán lẻ rượu.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu khác,
– Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
5.5. Điều kiện bán lẻ rượu:
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
– Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.
– Rượu dự kiến kinh doanh phải bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
– Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
5.6. Điều kiện bán rượu tiêu dùng tại chỗ:
– Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
– Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp bởi thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu.
– Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định.
Trường hợp thương nhân tự sản xuất rượu để bán tiêu dùng tại chỗ thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.
Căn cứ pháp lý: Điều 26 NĐ 105/2017/NĐ-CP