Để có giấy phép hoạt động đào tạo, dạy thêm theo đúng quy định pháp luật thì các giáo viên có nhu cầu dạy thêm cần làm đơn đề nghị cấp phép dạy thêm nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Vậy, mẫu đơn đề nghị cấp phép dạy thêm được quy định như thế nào và có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp phép dạy thêm (dành cho cá nhân) là gì?
Trong những năm gần đây, việc tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường đã nảy sinh nhiều vấn đề nóng, thu hút rất lớn sự quan tâm của dư luận xã hội. Nếu việc dạy thêm được tổ chức một cách khoa học, hài hòa, tuân thủ quy định tại các nhà trường và địa phương thì việc dạy thêm, học thêm luôn là việc làm, là nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, công tác dạy thêm phải được các nhà trường tổ chức theo quy định của UBND tỉnh, thành phố, của Sở Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. Số buổi được tổ chức theo đúng quy định của nơi tổ chức hoạt động dạy thêm. Mẫu đơn đề nghị cấp phép dạy thêm được sử dụng để các cơ sở, tổ chức đào tạo xin cấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm.
Mẫu đơn đề nghị cấp phép dạy thêm (dành cho cá nhân) là mẫu đơn đề nghị được cá nhân lập ra và gửi tới phòng giáo dục và đào tạo để đề nghị về việc được cấp phép dạy thêm cho cá nhân đó. Mẫu đơn nêu rõ thông tin cá nhân của người làm đơn, địa điểm tổ chức dạy thêm, môn dạy, trình độ sư phạm của giáo viên,… Sau khi hoàn thành biên bản thì tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải ký vào biên bản và xin xác nhận, ý kiến của UBND Phường, thị trấn nơi mình tổ chức hoạt động dạy thêm.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp phép dạy thêm (dành cho cá nhân):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
ĐƠN XIN CẤP PHÉP DẠY THÊM
(dành cho Cá nhân)
Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo ………
Tôi tên là:……..
Nghề nghiệp:…………
Đơn vị công tác:……….
Số CMND:….…Số điện thoại……
Địa chỉ thường trú:……
Trình độ đào tạo:……
Chuyên ngành đào tạo:……
Nơi dạy thêm:……
Môn dạy:……
Chương trình cấp học:……
Sau khi nghiên cứu các Quy định về dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ – BGDĐT ngày 31/1/2007; Quy định về dạy thêm học thêm ban hành kèm theo Quyết định số 1391/QĐ-UBND ngày 13/6/2007 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và
Tôi xin đề nghị được cấp phép dạy thêm và xin cam đoan thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các Quy định về dạy thêm học thêm của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và hướng dẫn dạy thêm học thêm của Sở GD&ĐT.
……., ngày….tháng….năm….
Ý kiến của hiệu trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp phép dạy thêm (dành cho cá nhân):
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn đề nghị cấp phép dạy thêm (cá nhân)
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận đơn.
+ Thông tin giáo viên yêu cầu cấp phép.
+ Trình độ sư phạm của giáo viên.
+ Thông tin về địa điểm, môn dạy, lớp học.
– Phần cuối biên bản:
+ Cam kết của người làm đơn.
+ Thời gian, địa điểm lập đơn.
+ Ý kiến của hiệu trưởng.
+ Ký, ghi rõ họ tên của người viết đơn.
4. Một số quy định của pháp luật về dạy thêm:
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao, vì thế, ngoài những buổi học chính khóa, phụ huynh còn có nhu cầu tổ chức cho con em mình được tham gia các lớp học thêm để củng cố, nâng cao kiến thức. Đặc biệt là đối với học sinh cuối cấp, chuẩn bị cho những kỳ thi tuyển sinh quan trọng.
Học tập vừa là quyền lợi vừa là nhu cầu tất yếu của con người, muốn phát triển đất nước, mỗi người dẫn cần nâng cao tri thức của mình, do đó các vấn đề về giáo dục luôn được xã hội quan tâm vì chỉ khi một nền giáo dục vững chắc thì mới là nền tảng cho sự phát triển của con người và xã hội.
4.1. Nguyên tắc của việc dạy thêm, học thêm có nội dung như sau:
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.
3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm.
4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh.
5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Như vậy đẻ có thể được dạy thêm co học sinh nhằm ôn luyện kiến thức cần tuân thủ các nguyên tắc như trên để đảm bảo chất lượng giảng dạy
4.2. Các trường hợp không được dạy thêm:
Theo Điều 4
“1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
2. Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
3.Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.”
4.3. Quy định về Tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
Học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học thêm gửi nhà trường; cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) có con em xin học thêm trực tiếp ký, ghi cam kết với nhà trường về dạy thêm, học thêm vào đơn xin học thêm và chịu trách nhiệm thực hiện cam kết.
Hiệu trưởng nhà trường tiếp nhận đơn xin học thêm của học sinh, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh.
Giáo viên có nguyện vọng dạy thêm phải có đơn đăng ký dạy thêm; trong đơn có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường xét duyệt danh sách giáo viên dạy thêm, phân công giáo viên dạy thêm, xếp thời khoá biểu dạy thêm phù hợp với học lực của học sinh.
Yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm
Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm theo quy định tại khoản 1, điều 8 quy định này.
Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật, hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.
Có đủ sức khỏe.
Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
Thu và quản lý tiền học thêm:
Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
– Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.
– Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường.
– Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.