Flycam hiện nay là thiết bị phổ biến trên thế giới và được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống. Người sử dụng Flycam phần lớn là những người trẻ, yêu công nghệ và các thiết bị quay chụp. Trong quay phim, ghi hình cũng ghi nhận sự hiện diện phổ biến của thiết bị này.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp phép bay cho Flycam là gì?
Flycam là một dạng của Drone một thiết bị UAV (Unmanned Aerial Vehicle) – một thiết bị bay không người lái được chế tạo để phục vụ cho nhiều công việc, đặc biệt là ngành quân sự, thiết bị này được Mỹ nghiên cứu và sản xuất nhiều.
Flycam được thiết kế theo kiểu dân dụng chủ yếu được sử dụng vào công việc giải trí và cá nhân. Trong những năm gần đây, phong trào chơi Flycam trở nên phổ biến tại Việt Namìchưa nhiều người nắm rõ những quy định của pháp luật về điều kiện chơi của mô hình bay này.
Trước hết để được sử dụng Flycam thì người dùng phải được cấp phép bay. Phép bay là văn bản hoặc hiệu lệnh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác định điều kiện và giới hạn được phép hoạt động của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
Đơn đề nghị cấp phép bay cho Flycam là mẫu đơn được soạn thảo nhằm mục đích xin cấp phép bay cho Flycam
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 3,
” 2. Phương tiện bay siêu nhẹ, bao gồm các loại khí cầu và mô hình bay.
a) Khí cầu là khí cụ bay mà lực nâng được tạo bởi những chất khí chứa trong vỏ bọc của nó, chất khí này có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí. Có hai loại khí cầu:
– Khí cầu bay có người điều khiển;
– Khí cầu bay không người điều khiển, bao gồm cả khí cầu bay tự do hoặc được điều khiển tự động hoặc được giữ buộc cố định tại một vị trí trên mặt đất.
b) Mô hình bay, bao gồm:
– Các loại tàu lượn được mô phỏng theo hình dáng, kiểu cách các loại máy bay, được gắn động cơ sử dụng nguồn năng lượng bằng pin hoặc nhiên liệu lỏng, rắn hoặc năng lượng mặt trời, được điều khiển bằng vô tuyến hoặc chương trình lập sẵn;
– Các loại dù bay và diều bay có hoặc không có người điều khiển, trừ các loại diều bay dân gian”
Theo quy định tại 36/2008/NĐ-CP thì tất cả các tổ chức, cá nhân khác khi sử dụng thiết bị Flycam dù với mục đích thương mại hay sử dụng giải trí cá nhân, đều phải tiến hành thủ tục xin cấp phép bay theo quy định trên đây về quản lý tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp phép bay cho Flycam mới nhất hiện nay:
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP BAY
(Ban hành kèm theo
ngày 05 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ)
________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
_______________________________
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP BAY
APPLICATION FORM FOR REQUEST OF FLIGHT AUTHORIZATION
Kính gửi/To: …
Căn cứ
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bay/Applicant
– Tên/Full name: ……
– Địa chỉ/Address: …….
– Quốc tịch/Nationality: ………
– Điện thoại, fax/Phone, fax: ……….
Đề nghị Cục Tác chiến cấp phép hoạt động bay cho loại phương tiện bay sau đây/Request Department of Operations issue flight authorization for the aircraft or ultra light Instrument below: ….
2. Phương tiện bay/Aircrafts or ultra light Instrument:
– Loại phương tiện bay, tên gọi/Type of aircraft or ultra light Instrument, call sign: …
– Nhà sản xuất/Manufacturer: ……
– Số xuất xưởng/Manufacturer’s Serial Number: ……..
– Trọng lượng cất cánh tối đa/Aircraft maximum take – off weight (MTOW):….
– Năm sản xuất/Year of Delivery from the Manufacturer: ……
– Số lượng và kiểu loại động cơ/Number and Designation of Engines: ….
– Dấu hiệu đăng ký (nếu có)/Registration Mark (if possible): …….
– Trang thiết bị thông tin hàng không, thiết bị dẫn đường, giám sát bay, thiết bị chụp ảnh/Avionics Equipment, type of communication, Navigation, Surveillance and camera: …….
– Thuyết minh tính năng kỹ thuật hàng không, kích thước (rộng, dài, cao), độ cao bay tối đa, tốc độ bay tối đa, bán kính hoạt động, phương pháp điều khiển bay, thời gian hoạt động trên không, khả năng mang, treo/Performance specification, Dimension (width, length, height), Service Ceiling, Max Cruising Speed, Range with Max Fuel (no reserve), Way of Control, Enduration of Flight: ……..
– Các thông tin và tính năng kỹ thuật khác, trang bị khác/Additional Informations, Performance specification and Equipments: …………
3. Mục đích thực hiện bay/Purpose of flight: ……..
4. Kích thước khu vực vùng trời tổ chức bay/Dimension of Airspace’s Area for Flights:…
5. Số ngày và thời gian tổ chức bay/Dates and Times for Day requested: …….
6. Sân bay (hoặc tên khu vực mặt đất, mặt nước) bảo đảm cho việc cất cánh, hạ cánh của tàu bay, phương tiện bay/Location or Name of Area of Land/Water for Take Off/Landing: ……..
7. Sơ đồ bay/Flight Chart: …..
8. Tài liệu gửi kèm theo đơn/The below reference documents are attached:
– Ảnh chụp tàu bay, phương tiện bay (kích thước tối thiểu 18 x 24 cm)/Photo of Aircraft (dimension 18x24cm).
– Bản thuyết minh kỹ thuật hàng không/Performance specifications.
Chúng tôi (Tôi) cam kết thực hiện đúng các quy định của phép bay, các quy định về bay, quản lý – điều hành bay trong vùng trời Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan của Việt Nam/We (I) undertake to realize all Terms in the Flight Authorization, Rules the Air and Air Trafic Management in Vietnamese Airspace and other stipulations of Vietnam.
Tôi cam đoan các thông tin trong đơn là hoàn toàn chính xác và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin/I certify that all of the information above and attached to this request is true, correct and complete.
Ngày/Date tháng/Month năm/Year
Người làm đơn/Applicant
(Ký tên, đóng dấu/Signature and stamp)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp phép bay cho Flycam chi tiết nhất:
Đơn đề nghị cấp phép bay cho Fycam phải được viết bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh
Phần thông tin của cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép bay/Applicant
– Tên/Full name: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa
– Địa chỉ/Address:
Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
– Quốc tịch/Nationality: Việt Nam
Phần thông tin phương tiện bay/Aircrafts or ultra light Instrument:
Cưn cứ vào thông tin sản xuất của thiết bị Flycam cá nhân, tổ chức khai bào chính xác, đầy đủ thông tin của phương tiện bay lần lượt là: Loại phương tiện bay, tên gọi/Type of aircraft or ultra light Instrument, call sign, nhà sản xuất/Manufacturer, số xuất xưởng/Manufacturer’s Serial Number, trọng lượng cất cánh tối đa/Aircraft maximum take – off weight (MTOW), năm sản xuất/Year of Delivery from the Manufacturer, số lượng và kiểu loại động cơ/Number and Designation of Engines, dấu hiệu đăng ký (nếu có)/Registration Mark (if possible): …….
Phần mục đích thực hiện bay/Purpose of flight: Tùy thuộc vào mục đích riêng mà cá nhân, tổ chức lựa chọn trình bày sao cho phù hợp. Mục đích thực hiện bay không được vi phạm các điều cấm của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép bay cho Flycam đưa ra lời cam kết
Cuối đơn người làm đơn ký tên, đóng dấu (Signature and stamp)
4. Thủ tục đề nghị cấp phép bay cho Flycam:
Căn cứ pháp lý: Điều 9
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp phép bay bao gồm các tài liệu sau:
– Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu ban hành kèm theo
– Tài liệu kỹ thuật về phương tiện bay, bao gồm ảnh chụp kiểu loại tàu bay hoặc phương tiện bay và bản thuyết minh tính năng kỹ thuật hàng không của loại tàu bay hoặc phương tiện bay đó (theo mẫu số 2/TLKTPTB);
– Giấy phép hoặc
– Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.
Bước 2: Gửi hồ sơ
Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu cấp phép cho các chuyến bay của tàu bay không người lái, các loại khí cầu bay không người điều khiển, các loại mô hình bay, các loại khí cầu có người điều khiển nhưng không cất, hạ cánh từ các sân bay được mở cho hoạt động dân dụng.
– Địa chỉ hộp thư liên lạc: số 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
– Số điện thoại liên hệ: 069 533200; 069 533105;
– Số fax: 04 7337994.
Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp phép bay có thể gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ trên
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị cấp phép bay đến Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu.
– Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị sửa đổi lại phép bay đến Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu.”
– Bộ Quốc phòng quy định việc tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị cấp phép bay, sửa đổi phép bay của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm thuận tiện, nhanh chóng.
Nội dung phép bay được cấp bao gồm:
– Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân được cấp phép bay.
– Đặc điểm nhận dạng kiểu loại tàu bay, phương tiện bay (bao gồm cả phụ lục có ảnh chụp, thuyết minh tính năng kỹ thuật của tàu bay hoặc phương tiện bay).
– Khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay.
– Mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay.
– Quy định về thông báo hiệp đồng bay; chỉ định cơ quan quản lý, giám sát hoặc điều hành bay.
– Các giới hạn, quy định an ninh, quốc phòng khác
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây:
– Tổ chức các hoạt động bay khi chưa có phép bay.
– Tổ chức hoạt động bay không đúng khu vực, điều kiện, giới hạn quy định. Vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia.
– Mang chở các chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ trên tàu bay hoặc phương tiện bay.
– Phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại.
– Lắp các thiết bị và thực hiện việc quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.
– Treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn phát loa tuyên truyền ngoài quy định của cấp phép bay.
– Không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.
Căn cứ pháp lý: Điều 14 Nghị định 36/2008/NĐ-CP.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 36/2008/NĐ-CP về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
–