Cá nhân, tổ chức có thể thực hiện hoạt động gây nuôi động vật hoang dã tùy vào từng mục đích: Thương mai hay phi thương mại nhưng phải đảm bảo sự cấp phép của nhà nước bằng cách gửi đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã. Đơn đề nghị về việc cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã là gì?
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị về việc cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã:
- 4 4. Điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp:
- 5 5. Thủ tục đăng ký mã số cơ sở nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp:
1. Đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã là gì?
Theo quy định tại Khoản 13 Điều 3
Gây nuôi động vật hoang dã là hoạt động nuôi nhốt động vật hoang dã chưa thuần hóa trong môi trường nông nghiệp nhằm mục đích thương mại hoặc phi thương mại.
Cá nhân, tổ chức khi muốn thành lập cơ sở gây nuôi động vật hoang dã phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Thông qua việc nộp đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt có thông qua đề nghị của cá nhân, tổ chức đó hay không.
Đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt yêu cầu của cá nhân, tổ chức muốn thành lập cơ sở gây nuôi động vật hoang dã
2. Mẫu đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã là gì?
Mẫu số 03
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ CƠ SỞ NUÔI, TRỒNG CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP,
QUÝ, HIẾM; ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP THUỘC PHỤ LỤC CITES
Kính gửi: ……
1. Tên và địa chỉ:
Tên của tổ chức, cá nhân đề nghị:…….
Địa chỉ:…….
Điện thoại: ……Fax (nếu có):……..
2. Địa chỉ cơ sở nuôi, trồng:………
3. Nội dung đề nghị cấp đăng ký: Cấp mới □; Cấp bổ sung □
4. Mục đích nuôi, trồng:
Phi thương mại □; Thương mại trong nước □; Xuất khẩu thương mại □
5. Các loài nuôi, trồng:
STT | Tên loài | Số lượng (cá thể) | Nguồn gốc | Ghi chú | |
Tên thông thường | Tên khoa học | ||||
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
6. Các tài liệu kèm theo:
– Hồ sơ nguồn gốc…
Địa điểm …, ngày …. tháng … năm …
Ký tên
(Tổ chức: ghi rõ họ, tên, chức vụ của người đại diện và đóng dấu; cá nhân: ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị về việc cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã:
Kính gửi: Ghi thông tin của Sở Nông nghiệp và PTNT nơi gửi đơn đề nghị
1. Tôi và địa chỉ:
Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa
Địa chỉ thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
2. Địa chỉ cơ sở nuôi, trồng: Ghi địa cơ sở nuôi trồng ở hiện tại ( Ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
3. Nội dung đề nghị cấp đăng ký: Cấp mới □; Cấp bổ sung □
Trường hợp cáp mới đánh dấu x vào ô trống bên phải “Cấp mới”
4. Mục đích nuôi, trồng:
Phi thương mại □; Thương mại trong nước □; Xuất khẩu thương mại □
Tùy vào từng mục đichs gây nuôi động vật hoang dã người làm đơn đánh dấu x vào ô thích hợp
5. Các loài nuôi, trồng:
Phần thông tin các loài nuôi trồng người làm đơn đề nghị điền thông tin vào bảng dựa trên các tiêu chí: Tên loài, số lượng, nguồn gốc,…
4. Điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp:
4.1. Điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại:
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 06/2019/NĐ-CP thì điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại gồm:
– Có dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt và có phương án gây nuôi theo Mẫu số 04, Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP
– Cơ sở nuôi phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi, trồng; đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.
– Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở gây nuôi hợp pháp khác.
– Trong quá trình gây nuôi động vật hoang dã phải lập sổ theo dõi nuôi theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp cấp tỉnh.
4.2. Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại:
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 06/2019/NĐ-CP thì điều kiện nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại gồm:
– Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp pháp khác
– Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh
– Loài nuôi là loài được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam công bố có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát; và được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản việc nuôi sinh sản, sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài có liên quan trong tự nhiên
– Có phương án nuôi theo Mẫu số 04, Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP
5. Thủ tục đăng ký mã số cơ sở nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp:
Căn cứ pháp lý: Điều 17,18 Nghị định 06/2019/NĐ-CP
5.1. Thủ tục đăng ký mã số cơ sở nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị đăng ký mã số cơ sở nuôi động vật hoang dã
– Đơn đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi động vật hoang dã theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP
– Bản chính phương án nuôi theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến cấp cơ quan có thẩm quyền cấp mã số
Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thuộc Phụ lục I CITES.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Đại diện hợp pháp của chủ cơ sở gửi trực tiếp; qua bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp mã số cho cơ sở.
Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cơ quan khoa học CITES Việt Nam và các tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam
– Đối với cơ sở nuôi, trồng vì mục đích thương mại loài thuộc Phụ lục I CITES phải đăng ký với Ban Thư ký CITES, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc gửi Ban Thư ký CITES, nhưng thời hạn cấp không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo từ Ban Thư ký;
– Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
5.2. Thủ tục đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP
– Bản chính phương án nuôi theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Đại diện hợp pháp của chủ cơ sở gửi trực tiếp; qua bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia 01 bộ hồ sơ quy định
Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thuộc Phụ lục II, III CITES
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp mã số.
Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định 06/2019, cơ quan cấp mã số chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp mã số thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết.
– Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, cơ quan cấp mã số gửi thông tin về Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu đơn đề nghị cấp mã số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã mới nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Căn cứ pháp lý: Nghị định 06/2019/NĐ-CP.