Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh HIV và lây nhiễm HIV ngày đang có xu hướng gia tăng và có những diễn biến phức tạp. Những nhân viên y tế, nhân viên tiếp cận cộng đồng khi muốn tham gia công tác dự phòng lây nhiễm HIV cần phải có thẻ và được cấp thẻ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ nhân viên tham gia công tác dự phòng lây nhiễm HIV là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ nhân viên tham gia công tác dự phòng lây nhiễm HIV là mẫu đơn do nhân viên đã tham gia công tác dự phòng lây nhiễm HIV tạo lập ra gửi đến Trung tâm phòng chống HIV/ AISD của tỉnh/ thành phố.
Mẫu đơn xin cấp lại thẻ nhân viên tham gia công tác dự phòng lây nhiễm HIV là mẫu đơn được lập ra để xin được cấp lại thẻ nhân viên tham gia công tác dự phòng lây nhiễm HIV.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ nhân viên tham gia công tác dự phòng lây nhiễm HIV:
Ảnh 4cm x 6cm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
..(1) ……, ngày…….. tháng………. năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp lại Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
Kính gửi: Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố………(2)
Tên tôi là:……….Giới tính:……(3)
Sinh ngày: …………., tại…………(4)
Nơi đăng ký thường trú:…….(5)
Nơi ở hiện tại:……..(6)
Số CMND:……….., cấp ngày:……/……../………. tại:……..(7)
Hiện nay, tôi là nhân viên tiếp cận cộng đồng của chương trình, dự án:…….(8)
Đã được cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng số……… cấp ngày……/……/…(9)
Tôi viết đơn này đề nghị được cấp lại Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV thuộc chương trình, dự án:………(8) (8)
Lý do xin cấp lại Thẻ:………..(10)
Tôi xin cam kết như sau:
1. Chỉ sử dụng Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng để tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo đúng nhiệm vụ và địa bàn mà người đứng đầu chương trình, dự án phân công.
2. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật và của chương trình, dự án.
Kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp lại Thẻ để tạo điều kiện cho tôi tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo đúng nhiệm vụ được giao.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo
(1): Điền ngày, tháng, năm làm đơn
(2): Điền tên tỉnh, thành phố xin cấp lại thẻ
(3): Điền tên, giới tính của người xin cấp lại thẻ
(4): Điền ngày sinh, nơi sinh của người xin cấp lại thẻ
(5): Điền nơi đăng ký thường trú của người xin cấp lại thẻ
(6): Điền nơi ở hiện tại của người xin cấp lại thẻ
(7): Điền số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, nơi cấp, ngày cấp của người xin cấp lại thẻ
(8): Điền tên dự án của người xin cấp lại thẻ đang tham gia
(9): Điền số thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng đã được cấp
(10): Điền lý do xin cấp lại thẻ.
4. Quy định của pháp luật về phòng chống lây nhiễm HIV
– Căn cứ: Hướng dẫn can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người nghiện chích ma tuý (Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-AIDS ngày 05 tháng 01 năm 2015 của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS)
Về nguyên tắc:
– Các biện pháp can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người nghiện chích ma túy phải thuộc khuôn khổ hoạt động của các chương trình/dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai.
– Chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người nghiện chích ma túy cần đảm bảo tối thiểu các hoạt động sau:
+ Tuyên truyền vận động sự ủng hộ của Lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội và cộng đồng dân cư;
+ Tuyên truyền, quảng bá về hiệu quả, lợi ích của biện pháp can thiệp giảm tác hại bằng bơm kim tiêm (sau đây gọi tắt là BKT), bao cao su (sau đây gọi tắt là BCS) và vận động, khuyến khích người nghiện chích ma túy (sau đây gọi tắt là khách hàng) sử dụng BKT sạch và BCS đúng cách;
+ Triển khai hoạt động tiếp cận cộng đồng người nghiện chích ma túy;
+ Cung cấp và hướng dẫn sử dụng BKT, nước cất cho người nghiện chích ma túy (sau đây gọi tắt là người NCMT);
+ Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su cho người NCMT;
+ Quản lý hoạt động đầu thầu, mua sắm, tiếp nhận, bảo quản và cấp phát BKT, BCS và thu gom, tiêu huỷ BKT đã qua sử dụng.
– Đảm bảo tính đa dạng, thân thiện và dễ tiếp cận với các dịch vụ can thiệp giảm tác hại cho các nhóm đối tượng theo quy định của Bộ Y tế.
– Triển khai lồng ghép các biện pháp can thiệp giảm tác hại với nhau và với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khác.
Về hoạt động truyền thông
– Mục đích
+ Vận động sự ủng hộ, tham gia của Lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội, các cá nhân và cộng đồng trong triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV;
+ Nâng cao nhận thức, thái độ và góp phần thay đổi hành vi sử dụng BKT sạch trong tiêm chích ma túy và sử dụng BCS đúng cách trong quan hệ tình dục;
+ Quảng bá các dịch vụ can thiệp giảm tác hại và các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khác.
– Đối tượng truyền thông
+ Lãnh đạo chính quyền các cấp, các ban, ngành đoàn thể tại địa phương đặc biệt là ngành Công an, LĐ,TB&XH và VH,TT&DL;
+ Người NCMT và gia đình của họ;
+ Người dân tại địa bàn triển khai chương trình can thiệp.
– Nội dung truyền thông
+ Tình hình lây nhiễm HIV trong nhóm người NCMT tại địa phương và những nguy cơ lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy và qua quan hệ tình dục;
+ Bằng chứng về hiệu quả và lợi ích dự phòng lây nhiễm HIV của các biện pháp can thiệp giảm tác hại trên thế giới và Việt Nam;
+ Lợi ích của việc giảm và khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm người NCMT đối với sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa bàn can thiệp nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung;
+ Nội dung của hoạt động các biện pháp can thiệp giảm tác hại (sau đây gọi tắt là CTGTH) và những khó khăn, thuận lợi trong triển khai thực hiện;
+ Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người NCMT;
+ Các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV nói riêng và phòng, chống HIV/AIDS nói chung.
Về phương thức truyền thông
– Truyền thông trên hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng
+ Thông tin kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS trên hệ thống các kênh truyền thanh, truyền hình và báo viết, trú trọng truyền thông tại hệ thống truyền thanh xã/phường…
+ Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm hay nói chuyện chuyên đề trên truyền hình, truyền thanh tỉnh và huyện với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, đại diện các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước và cá nhân trực tiếp triển khai thực hiện chương trình can thiệp giảm tác hại.
+ Tuyên truyền trên các pa nô, băng rôn, khẩu hiệu… về ích lợi của việc sử dụng BKT và BCS trong dự phòng lây nhiễm HIV trên các trục đường lớn, khu đông dân cư và các điểm du lịch.
– Truyền thông trực tiếp
– Đối với chính quyền địa phương và các ban ngành, đoàn thể có liên quan
+ Thông qua hội nghị, hội thảo, cuộc họp với chính quyền và các ban ngành đoàn thể có liên quan đặc biệt là ngành Công an, LĐ, TB&XH, VH, TT&DL về căn cứ thực tiễn, bằng chứng và sự cần thiết của việc triển khai biện pháp can thiệp.
+ Tổ chức các khóa tập huấn cho các ban, ngành liên quan tuyến tỉnh và huyện về phòng, chống HIV/AIDS và các biện pháp CTGTH dự phòng lây nhiễm HIV.
+ Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm triển khai các biện pháp CTGTH cho các nhà hoạch định chính sách, người trực tiếp chỉ đạo triển khai chương trình.
– Đối với nhân dân tại địa bàn triển khai can thiệp
+ Tổ chức các buổi nói chuyện về phòng, chống HIV/AIDS và chương trình CTGTH dự phòng lây nhiễm HIV.
+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS và các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.
– Đối với người NCMT
+ Sử dụng mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng (NVTCCĐ) truyền thông trực tiếp kết hợp với việc cung cấp, hướng dẫn sử dụng BKT và BCS, giới thiệu, chuyển gửi người NCMT tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ về y tế và xã hội khi cần thiết;
+ Tư vấn cho NCMT tại các cơ sở dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; 7
+ Cung cấp, chia sẻ những kiến thức, kỹ năng trong phòng chống HIV/AIDS cho người NCMT thông qua buổi sinh hoạt nhóm, các câu lạc bộ đồng đẳng.
+ Tổ chức các sự kiện, cuộc thi, trại sáng tác…về chủ đề phòng, chống HIV/AIDS nói chung và sử dụng BKT sạch trong tiêm chích ma túy (TCMT) và BCS trong quan hệ tình dục nói riêng.
+ Các hình thức khác: Lồng ghép các hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao….
– Một số lưu ý
+ Ngôn ngữ được sử dụng để tuyên truyền phải dễ hiểu, phù hợp với văn hoá, ngôn ngữ từng địa phương, dân tộc và từng nhóm đối tượng can thiệp;
+ Trường hợp sử dụng pa nô, áp phích: Khuyến khích việc đặt các phương tiện quảng bá này tại các trục đường lớn, những khu vực có nhiều người NCMT, khu đông dân cư để tăng hiệu quả truyền thông cho chương trình;
+ Trường hợp sử dụng tờ rơi: Yêu cầu nội dung tờ rơi phải được thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu, khuyến khích sử dụng nhiều hình ảnh minh họa và đảm bảo cung cấp đủ thông tin phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng;
+ Căn cứ trên các chính sách của từng địa phương, đặc điểm về dân trí, khả năng về nguồn lực…và các yếu tố liên quan đến nhóm đối tượng can thiệp của từng địa phương để vận dụng các hình thức truyền thông phù hợp.
Về cấp thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng( NVTCCĐ) và ký cam kết thực hiện hoạt động tiếp cận cộng đồng (TCCĐ):
– Cấp thẻ NVTCCĐ
+ Việc Quy định việc cấp, phát, quản lý và sử dụng Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT- BYT-BCA ngày 20/01/2010 của Bộ Y tế, Bộ Công an về việc Quy định việc cấp, phát, quản lý và sử dụng Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
– Cấp Số thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng
+ Nguyên tắc chung: Việc đánh số thẻ phải thể hiện được nhiều thông tin nhận biết về NVTCCĐ.
+ Các thức đánh số thẻ: 03 ký tự mã tỉnh + 02/03 ký tự mã dự án + 02 ký tự mã nhóm + 03 ký tự mã nhân viên.
Mã tỉnh: Theo hướng dẫn tại Quyết định số 647/QĐ-BYT của Bộ trưởng Y tế ngày 22/02/2007 về việc ban hành Hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện.
Mã dự án là tên viết tắt của các chương trình/dự án, bao gồm:
– Dự án Phòng, chống HIV/AIDS thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia – Mã viết tắt là: QG.
– Dự án VAAC-US.CDC – Mã viết tắt là: CDC.
– Dự án Quỹ toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam – Mã viết tắt là: GF.
– Các dự án Phòng, chống HIV/AIDS khác – Mã viết tắt là: 02 chữ cái đầu tiên (viết in hoa) theo tên của cơ quan, tổ chức triển khai chương trình/dự án.
Mã nhóm: Là viết tắt của nhóm đối tượng can thiệp mà NVTCCĐ tiếp cận. Trong trường hợp này là nhóm NCMT nên viết tắt là: MT
– Ký cam kết với thực hiện hoạt động tiếp cận với NVTCCĐ (Phụ lục 2, Mẫu BC: 01)
Bản cam kết là cơ sở quan trọng để theo dõi, giám sát hoạt động TCCĐ, được ký giữa Giám đốc Ban Quản lý Chương trình, Dự án CTGTH với từng NVTCCĐ. Trong bản cam kết thực hiện công việc tiếp cận cộng đồng người NCMT cần nêu rõ nhiệm vụ, chỉ tiêu NVTCCĐ cần hoàn thành, quyền lợi của họ được hưởng và biện pháp chế tài nếu không thực hiện đúng theo bản cam kết.