Các phương tiện giao thông cơ giới trong quá trình lưu thông phải nộp phí sử dụng đường bộ. Và mẫu đơn đề nghị cấp lại tem nộp phí sử dụng đường bộ hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 13 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 90/2023/NĐ-CP mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp lại tem nộp phí sử dụng đường bộ:
TÊN ĐƠN VỊ ______________ Số: …
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _____________________ …, ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp/cấp lại tem kiểm định và tem nộp phí sử dụng đường bộ
Kính gửi: Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới …
Tên tôi là: …, đại diện cho … (doanh nghiệp) …
Số hộ chiếu/căn cước công dân/chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân: … cấp ngày: … tại:
Địa chỉ (theo hộ khẩu thường trú): …
Ngày …, tôi đã có đơn và đã nộp Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ để làm căn cứ xác định thời gian tạm dừng hoạt động của các phương tiện. Nay đề nghị được cấp lại Tem kiểm định và Tem nộp phí sử dụng đường bộ cho các phương tiện sau đây để được tiếp tục lưu hành, bao gồm:
Số thứ tự | Loại xe | Biển số xe | Ghi chú |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
… |
|
|
|
Đơn đề nghị này được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho chủ phương tiện, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm.
DOANH NGHIỆP (Ký tên và đóng dấu) | NHÂN VIÊN ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM (Ký và ghi rõ họ tên) | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
2. Đối tượng nào chịu phí sử dụng đường bộ?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ. Phí sử dụng đường bộ là một trong những nghĩa vụ tài chính mà người tham gia giao thông đường bộ cần phải đóng, phí sử dụng đường bộ sẽ được sử dụng để cải tạo, bảo trì các công trình đường bộ. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 90/2023/NĐ-CP mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ, có quy định về đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ. Theo đó, bắt đầu kể từ 1/2/2024, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ sẽ bao gồm các đối tượng sau đây:
– Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, tức là có giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, thực hiện thủ tục kiểm định để lưu hành, tức là đã được cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường, trong đó bao gồm: Phương tiện xe ô tô, phương tiện xe đầu kéo, các loại xe tương tự khác;
– Xe ô tô sẽ không phải chịu phí sử dụng đường bộ khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Bị hủy hoại do thiên tai hoặc bị hủy hoại do tai nạn;
+ Bị tịch thu hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe, thu hồi biển số xe;
+ Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành, cần phải sửa chữa trong khoảng thời gian từ 30 ngày trở lên;
+ Các loại phương tiện kinh doanh dịch vụ vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải đã tạm dừng lưu hành liên tục trong khoảng thời gian từ 30 ngày trở lên;
+ Các phương tiện của doanh nghiệp không tham gia vào quá trình lưu thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ (tức là chỉ được cấp giấy chứng nhận kiểm định và không được cấp tem kiểm định theo quy định của pháp luật về kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giao thông vận tải), hoặc các loại phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ, sử dụng đường bộ thuộc hệ thống giao thông đường bộ (tức là đã được cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kiểm định và cấp tem kiểm định theo quy định của pháp luật về kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giao thông vận tải) tuy nhiên chuyển sang không tham gia giao thông, không sử dụng hệ thống đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ, chỉ sử dụng trong phạm vi bao gồm: Trung tâm sát hạch lái xe, bến cảng, nhà ga, các khu vực khai thác khoáng sản, các khu nuôi trồng, khu sản xuất, chế biến nông sản, chế biến thủy sản, lâm sản, công trường xây dựng, trong đó bao gồm công trường giao thông, công trường thuỷ lợi và năng lượng.
Theo đó thì có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện nay tại Nghị định 90/2023/NĐ-CP mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ, các đối tượng nêu trên sẽ cần phải nộp phí sử dụng đường bộ, bao gồm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tức là có giấy chứng nhận đăng ký xe và có biển số xe, đồng thời đã thực hiện thủ tục kiểm định để lưu hành, tức là phương tiện này đã được cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường, trong đó bao gồm:
– Xe ô tô;
– Xe đầu kéo;
– Các loại xe khác tương tự xe ô tô.
3. Các trường hợp nào miễn phí sử dụng đường bộ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 90/2023/NĐ-CP mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ, có quy định về các trường hợp được miễn phí sử dụng đường bộ. Theo đó, bao gồm các phương diện sau đây:
– Phương tiện xe cứu thương;
– Xe chữa cháy;
– Xe chuyên dùng phục vụ cho hoạt động tang lễ, bao gồm:
+ Các loại phương tiện có kết cấu chuyên dùng phục vụ cho hoạt động tang lễ, trong đó bao gồm xe tang lễ, xe tải lạnh dùng để lưu xác hoặc chở xác;
+ Các loại phương tiện liên quan phục vụ cho hoạt động tang lễ, trong đó bao gồm xe chở khách đi cùng xe tang lễ, xe chở hoa, các loại xe rước ảnh phục vụ cho hoạt động tang lễ, tuy nhiên đây chỉ là các phương tiện sử dụng phục vụ cho hoạt động tang lễ và có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện mang tên của các đơn vị phục vụ tang lễ. Đơn vị phục vụ tang lễ cần phải có văn bản cam kết các loại phương tiện này chỉ được sử dụng phục vụ cho hoạt động tang lễ, sau đó gửi cho đơn vị đăng kiểm trong quá trình kiểm định phương tiện, trong đó nêu rõ số lượng phương tiện và biển số xe theo từng loại.
– Xe phục vụ cho hoạt động an ninh quốc phòng, trong đó bao gồm các loại phương tiện mang biển số có nền màu đỏ, chữ màu trắng, số màu trắng dập chìm có gắn kèm theo các thiết bị chuyên dụng phục vụ cho hoạt động quốc phòng;
– Xe chuyên dùng của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức lực lượng công an nhân dân. Bao gồm:
+ Phương tiện xe cảnh sát giao thông có in dòng chữ “cảnh sát giao thông” tại hai bên thân xe;
+ Phương tiện xe cảnh sát 113 có in dòng chữ “cảnh sát 113” tại hai bên thân của phương tiện;
+ Phương tiện xe cảnh sát cơ động có in dòng chữ “cảnh sát cơ động” tại hai bên thân của phương tiện đó;
+ Phương tiện vận tải có lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe phục vụ cho lực lượng công an nhân dân trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình;
+ Phương tiện chở phạm nhân, các phương tiện cứu hộ cứu nạn, các phương tiện chuyên dùng phục vụ cho lực lượng công an nhân dân;
+ Các loại phương tiện đặc chủng, trong đó bao gồm xe thông tin vệ tinh, xe chống đạn, share phòng chống khủng bố, xe phòng chống bạo loạn, xe loại phương tiện đặc chủng khác trong lực lượng công an nhân dân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 90/2023/NĐ-CP mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.
THAM KHẢO THÊM: