Giấy phép tài nguyên nước là chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Vậy mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước:
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước được thực hiện theo mẫu số 09 được ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC
Kính gửi:…
1. Thông tin về tổ chức/cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép….
1.1. Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép:….
1.2. Địa chỉ:…
1.3. Điện thoại:…. Fax:….Email:…
1.4. Giấy phép….số:…. ngày….tháng….năm….do (tên cơ quan cấp giấy phép) cấp.
2. Lý do đề nghị cấp lại giấy phép:….
3. Giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo đơn này gồm có:
– Tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép.
– Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
4. Cam kết của tổ chức/cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép:
– (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) cam kết chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của Giấy phép và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 43 của Luật Tài nguyên nước và quy định của pháp luật có liên quan.
– (Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép) kiến nghị các nội dung cấp lại giấy phép đối với cơ quan cấp phép (nếu có).
Đề nghị (cơ quan cấp phép) xem xét cấp lại Giấy phép….cho (tổ chức/cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép)./.
…, ngày….tháng…năm…
Tổ chức/cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép
Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)
2. Thẩm quyền cấp lại giấy phép tài nguyên nước:
Giấy phép tài nguyên nước được cấp lại trong các trường hợp dưới đây:
– Giấy phép tài nguyên nước bị mất, bị rách nát, hư hỏng;
– Tên của chủ giấy phép tài nguyên nước đã được cấp bị thay đổi do đổi tên, nhận chuyển nhượng, bàn giao, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại về tổ chức nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.
Thẩm quyền cấp lại giấy phép tài nguyên nước được quy định tại Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, theo Điều này thì các cơ quan sau có thẩm quyền cấp lại giấy phép tài nguyên nước:
– Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp lại giấy phép tài nguyên nước với các trường hợp dưới đây:
+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với những công trình quan trọng quốc gia mà thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
+ Thăm dò nước dưới đất đối với các công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
+ Khai thác nước dưới đất đối với các công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
+ Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, cho nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ là từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho việc sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy là từ 2.000 kw trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước mặt cho những mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
+ Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm có cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép tài nguyên nước đối với những trường hợp không quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g của khoản 1 Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
– Sở Tài nguyên và Môi trường cấp lại giấy phép tài nguyên nước đối với các trường hợp không quy định ở tại điểm b, điểm h khoản 1 Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước:
Căn cứ Điều 29 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước thì các cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước bao gồm:
– Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có trách nhiệm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc về thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc về Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Tài nguyên và Môi trường; trong trường hợp địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công thì sẽ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua Bộ phận một cửa hoặc là Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Nguyên tắc cấp lại giấy phép tài nguyên nước:
Nguyên tắc cấp lại giấy phép tài nguyên nước bao gồm có:
– Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tài nguyên nước và môi trường theo quy định của pháp luật.
– Ưu tiên cho cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước cho sinh hoạt.
– Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi mà thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
– Phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành mà có liên quan đã được phê duyệt, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
5. Thủ tục cấp lại giấy phép tài nguyên nước:
Thủ tục cấp lại giấy phép tài nguyên nước được thực hiện như sau:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước
Căn cứ Điều 33 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước thì bộ hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước bao gồm có các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép (mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước như đã nêu ở mục trên).
– Tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép (đối với trường hợp đổi tên, nhận chuyển nhượng hay bàn giao, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức).
– Đối với trường hợp cấp lại giấy phép do chuyển nhượng, hồ sơ còn phải bao gồm có các giấy tờ chứng minh việc chuyển nhượng công trình, việc hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng nước và các tài liệu có liên quan.
Bước 2: nộp hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước nộp hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước đã chuẩn bị đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước đã nêu ở mục trên bằng một trong các hình thức sau:
– Nộp hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước trực tiếp đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước
– Nộp hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép tài nguyên nước
– Nộp hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước trực tuyến qua cổng dịch vụ công.
Bước 3: giải quyết hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ mà không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
– Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng được yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.