Giấy phép kinh doanh rượu là loại giấy phép có thời hạn, vì vậy trong những trường hợp giấy phép hết thời hạn hiệu lực, giấy phép bị hỏng, bị mất,…Thương nhân phải nộp hồ sơ đê nghị cấp lại giấy phép. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép là thành phần không thể thiếu trong hồ sơ xin cấp lại giấy phép.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh rượu là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh rượu mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh rượu chi tiết nhất:
- 4 4. Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:
- 5 5. Một số quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh rượu:
1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh rượu là gì?
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh rượu là mẫu đơn được soạn thảo bởi thương nhân kinh doanh rượu có giấy phép kinh doanh bị hỏng/mất hoặc sắp hết thời hạn hiệu lực gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp lại giấy phép. Nội dung đơn nêu rõ tên thương nhân, trụ sở kinh doanh, trình bày lý do xin cấp lại.
Đơn đề nghị xin cấp lại giấy phép kinh doanh là cơ sở để cấp cơ quan có thẩm quyền xét duyệt cho nguyện vọng chính đáng của thương nhân.
Các trường hợp thương nhân phải soạn thảo đơn xin cấp lại giấy phép gồm:
Trường hợp cấp lại do hết thời hạn hiệu lực:
Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại đối với quy định lại khoản này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.
Trường hợp cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:
Cơ quan cấp giấy phép căn cứ vào hồ sơ đã lưu và hồ sơ đề nghị cấp lại của thương nhân để cấp lại giấy phép
Thời hạn của giấy phép sẽ được giữ nguyên như cũ.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh rượu mới nhất:
TÊN THƯƠNG NHÂN
——
Số: /
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày ……. tháng ……… năm ………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP ……(1)…….
(trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hỏng)
Kính gửi:….(2)……
Tên thương nhân: …………Đi
Địa chỉ trụ sở chính: …… Điện thoại: …. Fax:…
Địa điểm sản xuất/kinh doanh: ….… Điện thoại: …..…… Fax: …
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số ……………… do …………. cấp ngày .. tháng ……… năm …
Giấy phép……(1) đã được cấp số…… do … cấp ngày …… tháng ……. năm ……
Giấy phép…(1)….đã được cấp sửa đổi, bổ sung/cấp lại (nếu có) số ……. do ……. cấp ngày……tháng …… năm ……….(3)…… đề nghị ………..(2)…. xem xét cấp lại Giấy phép………(1)……, với lý do cụ thể như sau:……..(4)
….(3)….. xin cam đoan lý do trình bày trên hoàn toàn xác thực và thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số……… /2017/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu và những quy định của pháp luật có liên quan. Nếu sai, xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh rượu chi tiết nhất:
Phần thông tin của cơ sở đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh
Tên thương nhân: Ghi rõ, đầy đủ tên cơ sở kinh doanh
Địa chỉ trụ sở chính: Ghi theo địa chỉ nơi đặt trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Địa điểm sản xuất kinh doanh: Ghi theo địa chỉ nơi doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất kinh doanh.
(1): Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
(2): Cơ quan cấp phép: Bộ Công Thương/Sở Công Thương/Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
(3): Tên thương nhân xin cấp giấy phép.
(4): Trình bày lý do xin cấp lại.( bị mất hay hư hỏng,…)
4. Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cơ sở kinh doanh đề nghị cấp lại giấy phép chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:
Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 105/2017/NĐCP và bản gốc hoặc bản sao giấy phép đã cấp (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp lại giấy phép theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp lại giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Nội dung và thời hạn của giấy phép
Nội dung của giấy phép theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo
– Loại giấy phép: Sản xuất rượu công nghiệp/sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh/phân phối rượu/bán buôn rượu/bán lẻ rượu/bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
– Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp phép.
– Tên thương nhân được cấp giấy phép.
– Tên cơ quan, đơn vị trình.
Ghi cụ thể từng loại sản phẩm rượu như: Rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây…
Công suất thiết kế; đối với sản xuất rượu thủ công thì ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm).
Các cơ quan, đơn vị liên quan cần gửi giấy phép.
Thời hạn của giấy phép
a) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm;
b) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu, Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là 05 năm.
5. Một số quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh rượu:
5.1. Những nguyên tắc kinh doanh rượu theo quy định pháp luật hiện hành:
Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu; bán buôn rượu; bán lẻ rượu; bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải có giấy phép.
Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Chất lượng và an toàn thực phẩm
Rượu đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Những thủ tục này phải được thực hiện trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Và trường hợp này, tổ chức, cá nhân cũng thực hiện trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.
– Dán tem và ghi nhãn hàng hóa rượu
Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa. Trừ trường hợp rượu được sản xuất thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại thì không cần phải dán tem và ghi nhãn hàng hóa.
Rượu bán thành phẩm nhập khẩu không phải dán tem.
5.2. Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu:
– Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định tại Nghị định này.
– Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu,
– Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh rượu.
– Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật, rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
– Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động.
– Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.
5.3. Quy định về các trường hợp thương nhân bị thu hồi giấy phép kinh doanh rượu:
Thương nhân bị thu hồi Giấy phép kinh doanh rượu trong các trường hợp:
– Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp;
– Không còn đáp ứng đủ hoặc không thực hiện đúng các điều kiện quy định;
– Chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh;
– Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
– Thương nhân đã được cấp giấy phép nhưng không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục.
– Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Cơ quan nhà nước cấp giấy phép có thẩm quyền thu hồi giấy phép đã cấp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, thương nhân phải nộp bản gốc giấy phép cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi.
Cơ quan ra quyết định thu hồi đăng tải thông tin về việc thu hồi giấy phép trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đó.