Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức đã được cấp giấy phép khai thác thủy sản nhưng vì lý do khách quan nào đó mà đã làm mất giấy phép khai thác thủy sản thì sẽ làm đơn đề nghị về việc cấp lại giấy phép khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật. Vậy, Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức đã được cấp giấy phép khai thác thủy sản nhưng đã làm mất, hỏng, rách giấy phép khai thác thủy sản và gửi đến Tổng cục thủy sản. Theo đó, khi các cá nhân, tổ chức hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển Việt Nam hoặc ngoài vùng biển Việt Nam đều phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện cũng như phải được sự đồng ý cấp giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan có thẩm quyền nhằm tránh tình trạng khai thác bừa bãi, khai thác thủy sản bất hợp pháp, khai thác thủy sản không báo cáo, khai thác thủy sản không theo quy định. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản nêu rõ những thông tin về: tên chủ tàu, số điện thoại, nơi thường trú, số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/mã số định danh cá nhân, Giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại và gửi kèm theo các giấy tờ chứng minh sự thay đổi thông tin), nội dung của đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản.
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản là mẫu đơn được dùng để đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản của các cá nhân, tổ chức đã được cấp giấy phép khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật nhưng vì một số lý do không may bị mất, bị hỏng, rách, nát… Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp lại giấy phép khai thác thủy sản cho các cá nhân, tổ chức đề nghị. Theo đó các cá nhân, tổ chức đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau: (1) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản, (2) Bản chính giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp, trong trường hợp thay đổi thông tin trong giấy phép.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày ….tháng… năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY PHÉP KHAI THÁC thủy sản
Kính gửi:……(1)
Tên chủ tàu: ……Điện thoại:(2)
Nơi thường trú:(3)
Số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/mã số định danh cá nhân:…(4)
Tôi đã được cấp Giấy phép khai thác thủy sản số:……/20…/AA-GPKTTS; cấp ngày ….. tháng … năm …..; hết thời hạn ngày … tháng …. năm ….(5)
Đề nghị cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản với lý do (nêu rõ lý do đề nghị cấp lại và gửi kèm theo các giấy tờ chứng minh sự thay đổi thông tin):(6)
Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản để tôi tiếp tục hoạt động khai thác thủy sản.
Tôi xin cam đoan sử dụng tàu để khai thác thủy sản đúng nội dung được ghi trong giấy phép và chấp hành đúng các quy định của pháp luật./.
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
(1): Điền tên cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn(cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh)
(2): Điền tên chủ tàu, số điện thoại của chủ tàu
(3): Điền nơi thường trú của chủ tàu
(4): Điền số chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/mã số định danh cá nhân
(5): Điền thông tin về giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp, thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản.
(6): Điền lý do đề nghị cấp lại và gửi kèm theo các giấy tờ chứng minh sự thay đổi thông tin)
4. Quy định của pháp luật về cấp lại giấy phép khai thác thủy sản:
Khi các cá nhân, tổ chức làm mất, hỏng, rách giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp thì các cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật. Theo đó, trình tự thủ tục cấp lại giấy phép khai thác thủy sản bao gồm những bước sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ: các cá nhân, tổ chức đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau: (1) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản, (2) Bản chính giấy phép khai thác thủy sản đã được cấp, trong trường hợp thay đổi thông tin trong giấy phép và gửi đến cơ quan có thẩm quyền( cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh).
Khác với hồ sơ đề nghị chấp thuận cho cho tài cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam thì hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Theo đó, các cá nhân, tổ chức khi làm đơn đề nghị việc cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc chấp hành cho phép đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực thì sẽ phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như sau: (1) Đơn đề nghị cấp văn bản chấp thuận, (2) Bản sao chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt
+ Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: sau khi các cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp lại giấy phép khai thác thủy sản trong thời hạn ba ngày làm việc. Nếu trong trường hợp nhận thấy không đủ điều kiện để được cáp giấy phép khai thác thủy sản thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do gửi đến cá cá nhân, tổ chức yêu cầu.
– Về thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản: pháp luật quy định thời hanh của giấy phép khai thác thủy sản bằng thời hạn còn lại của hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản đã được công bố.
– Bên cạnh đó, đối với những cá nhân, tổ chức khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý nghề cá khu vực thì những cá nhân, tổ chức này phải gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền về việc cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá khai thác thủy sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam hoặc chấp hành cho phép đi khai thác tại vùng biển thuộc thẩm quyền quản lý của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực. Theo đó, trình tự thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động thủy sản của các cá nhân, tổ chức nước ngoài trong vùng biển Việt Nam được tiến hành như sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ: theo đó các cá nhân, tổ chức nước ngoài đề nghị lại giấy phép hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải chuẩn bị những giấy tờ sau: (1) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép khai thác thủy sản, (2) Giấy phép đã được cấp (đối với trường hợp Giấy phép bị rách, nát), (3) Báo cáo về việc thay đổi tàu cá hoặc thay đổi nghề (nếu có) và gửi đến Tổng cục thủy sản Việt Nam.
+ Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Sau khi gửi đến Tổng cục thủy sản thì Tổng cục thủy sản tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức đề nghị. và trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ mà các cá nhân, tổ chức gửi, Tổng cục thủy sản sẽ xem xét và cấp lại giấy phép cho các tổ chức, cá nhân đó. Nếu trong trường hợp Tổng cục thủy sản không cấp giấy phép cho các cá nhân, tổ chức đề nghị thì phải nêu rõ lý do và phải trả lời bằng văn bản và gửi đến cho các cá nhân, tổ chức đề nghị được biết.
Cơ sở pháp lý:
– Luật thủy sản 2017
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.