Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 72/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP và Nghị định 25/2018/NĐ-CP về hoạt động in.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in mới nhất:
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in thực hiện theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 72/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
TÊN ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ____________ Số: …/… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________________ …, ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp lại giấy phép hoạt động in
Kính gửi: …
1. Tên đơn vị đề nghị: …
2. Địa chỉ: …
3. Số điện thoại: … Email: …
4. Mã số doanh nghiệp: …
5. Quyết định thành lập đối với cơ sở in sự nghiệp công lập số … ngày … tháng … năm …, nơi cấp …
6. Cơ sở in đã được cấp giấy phép hoạt động in số … ngày … tháng … năm … của …
Hiện nay, do đơn vị có sự thay đổi thông tin (làm mất, hỏng…) giấy phép hoạt động in, để đảm bảo cơ sở in hoạt động đúng quy định của pháp luật, đơn vị làm đơn này đề nghị quý cơ quan xem xét cấp lại giấy phép hoạt động in cho cơ sở in theo các thông tin sau:
– Tên cơ sở in/chi nhánh: …
– Địa chỉ trụ sở chính: …
– Điện thoại: … Email: …
– Địa chỉ chi nhánh (nếu có): …
– Điện thoại: … Email: …
– Họ tên người đứng đầu cơ sở in/chi nhánh: … Căn cước công dân:
Số … ngày … tháng … năm … nơi cấp … hoặc số định danh cá nhân: …
– Chức vụ: …
– Tên tổ chức, cá nhân chủ sở hữu cơ sở in (nếu có): …
– Nội dung đề nghị được cấp phép hoạt động chế bản/in/gia công sau in: …
– Mục đích hoạt động: …
Đơn vị gửi kèm theo đơn này các tài liệu liên quan đến thay đổi thông tin giấy phép hoạt động in theo quy định của pháp luật.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
2. Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in:
Trong quá trình viết đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in, cần phải lưu ý cách viết như sau để có thể điện được một mẫu đơn hoàn chỉnh:
– Tại mục “tên đơn vị đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in” cần phải ghi rõ tên cơ sở in đề nghị cấp lại giấy phép. Trong trường hợp cơ sở in không có pháp nhân theo quy định của pháp luật thì cần phải ghi tên của cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp của cơ sở in đó;
– Tại mục “kính gửi” cần phải ghi rõ tên cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy phép hoạt động in”;
– Trong đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in, cần phải ghi rõ số ngày, tháng, năm, ghi rõ nơi cấp của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ghi rõ thông tin của giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế đối với các cơ sở in sự nghiệp có thu, hoặc ghi rõ thông tin của quyết định thành lập đối với cơ sở in sự nghiệp không có thu;
– Tại mục “địa chỉ trụ sở chính” thì cần phải ghi theo địa chỉ trụ sở chính được quy định cụ thể trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế đối với các cơ sở in sự nghiệp có thu, hoặc cần phải ghi theo địa chỉ được quy định cụ thể trên quyết định thành lập đối với các cơ sở in sự nghiệp không có thu;
– Tại mục “địa chỉ chi nhánh và xưởng sản xuất” thì cần phải ghi theo địa chỉ xưởng sản xuất hoặc chi nhánh phản ánh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế đối với các cơ sở in sự nghiệp có thu, hoặc cần phải ghi theo địa chỉ được quy định trên quyết định thành lập đối với cơ sở in sự nghiệp không có thu. Trong trường hợp có nhiều địa chỉ sản xuất hoặc nhiều địa chỉ chi nhánh thì cần phải ghi lần lượt, cần phải ghi đầy đủ từng địa chỉ nhất định;
– Trong đơn cần phải phản ánh rõ số ngày, tháng, năm và nơi cấp của quyết định thành lập đối với cơ sở in sự nghiệp công lập;
– Tại mục “nội dung đề nghị được cấp phép hoạt động chế bản, in, gia công sau in” cần phải ghi tên từng loại sản phẩm in đề nghị cấp giấy phép, ví dụ như báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác;
– Tại mục “mục đích hoạt động” thì cần phải ghi rõ là kinh doanh hoặc không kinh doanh, chỉ nhằm mục đích phục vụ nội bộ.
3. Trình tự và thủ tục xin cấp lại giấy phép hoạt động in:
Căn cứ theo quy định tại mục 2 Phần II thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông, ban hành kèm theo Quyết định 2291/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, có quy định cụ thể về vấn đề cấp lại giấy phép hoạt động in. Theo đó, trình tự và thủ tục xin cấp lại giấy phép hoạt động in sẽ được thực hiện như sau:
– Cơ sở in sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ để đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in trong khoảng thời hạn 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày giấy phép hoạt động in bị mất, giấy phép đó bị hư hỏng, sau đó gửi tới cơ quan có thẩm quyền đó là Cục xuất bản in ấn và phát hành;
– Trong trường hợp, có một trong các thay đổi về: Tên gọi của cơ sở in, có sự thay đổi về địa chỉ của trụ sở chính, thay đổi về tên gọi của chi nhánh cơ sở, thay đổi về loại hình tổ chức hoạt động của cơ sở, thành lập hoặc giải thể chi nhánh của cơ sở, người đứng đầu cơ sở, thì khi đó cơ sở in có thể tiến hành hoạt động đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục xuất bản in và phát hành sẽ cấp lại giấy phép theo quy định của pháp luật, trong trường hợp không cấp lại giấy phép thì sẽ phải có văn bản trả lời và trong đó nêu rõ lý do chính đáng;
– Cách thức thực hiện như sau: Có thể nộp trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục xuất bản in và phát hành, hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính/chuyển phát, hoặc có thể nộp trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ thông tin và truyền thông hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia.
Theo điều luật nêu trên, trình tự và thủ tục cấp lại giấy phép hoạt động in tại Cục xuất bản in và phát hành sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ sở in sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để đồ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị xin cấp lại giấy phép hoạt động. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc quyết định thành lập cơ sở in đối với các cơ sở sự nghiệp công lập;
– Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu do pháp luật quy định.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên, trong khoảng thời hạn 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày giấy phép hoạt động in bị mất, cơ sở đó sẽ phải nộp hồ sơ đến Cục xuất bản in và phát hành. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp lại giấy phép hoạt động in. Trong trường hợp không cấp lại giấy phép thì cần phải có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 72/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in;
– Quyết định 2291/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực Xuất bản, In và Phát hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.