rong các trường hợp nhất định, đặc biệt là do mất hoặc hỏng thì doanh nghiệp phải lập hồ sơ và đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lao động phù hợp với các quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Các vấn đề pháp lý về cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
- 2 2. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là gì?
- 3 3. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:
- 4 4. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:
1. Các vấn đề pháp lý về cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động?
– Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
– Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng người lao động trong một thời gian xác định nhưng không trực tiếp tuyển dụng mà thuê lại người lao động của doanh nghiệp cho thuê.
– Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê tuyển dụng và ký
Mục đích của việc cho thuê lại lao động:
– Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định.
– Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân.
– Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Điều kiện cấp giấy phép
Một là, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện:
+ Là người quản lý doanh nghiệp;
+ Không có án tích;
+ Đã làm việc trong lĩnh vực cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Hai là, Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ Việt Nam đồng) tại ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Thẩm quyền cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
– Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
– Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
– Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Các trường hợp cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động: Doanh nghiệp đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép trong các trường hợp sau đây:
– Thay đổi một trong các nội dung của giấy phép đã được cấp, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Giấy phép bị mất hoặc bị cháy;
– Giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép.
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép:
– Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính hoặc giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép;
– Các văn bản: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
– Các văn bản : Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài không thuộc đối tượng được cấp phiếu lý lịch tư pháp của Việt Nam thì phiếu lý lịch tư pháp số 1 được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp; Văn bản chứng minh thời gian đã làm việc của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh cho thuê lại lao động và giấy xác nhận về việc bị mất hoặc bị cháy của chính quyền địa phương nơi xảy ra sự việc đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị cháy;
– Giấy phép đã được cấp trước đó đối với trường hợp Thay đổi một trong các nội dung của giấy phép đã được cấp, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và Giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép.
Trình tự, thủ tục cấp lại giấy:
– Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
– Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép được tiếp nhận khi có đủ các giấy. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ.
– Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo theo quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cấp lại giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do không cấp giấy phép.
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong trường hợp không được cấp lại giấy phép:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không cấp lại giấy phép, doanh nghiệp cho thuê thực hiện thanh lý toàn bộ các hợp đồng cho thuê lại lao động đang thực hiện, giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại và bên thuê lại theo quy định của pháp luật lao động, đồng thời đăng công khai nội dung việc chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động trên một báo điện tử trong 07 ngày liên tiếp.
Doanh nghiệp cho thuê có trách nhiệm bố trí việc làm cho người lao động thuê lại theo hợp đồng lao động đã ký kết. Trường hợp người lao động phải ngừng việc thì người sử dụng lao động của doanh nghiệp cho thuê phải trả lương ngừng việc theo quy định của
2. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là gì?
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động là văn bản do doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân nhằm đề nghị chủ thể này cấp lại giấy phép trong các trường hợp nhất định.
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động dùng để bày tỏ nguyện vọng đối với chủ thể có thẩm quyền trong trường hợp buộc phải cấp lại giấy phép, là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền xem xét, có nên cấp lại hay không cấp lại đồng thời là căn cứ để quản lý tình hình hoạt động cho thuê lại lao động.
3. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày …… tháng …… năm ……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Kính gửi: …(3)………………
1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt:…………(1b)………………..
2. Mã số doanh nghiệp:…………(4)……….
3. Địa chỉ trụ sở chính:.
Điện thoại: …………; Fax: …………; E-mail:….
4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Họ và tên:……………Giới tính………Sinh ngày:….
Chức danh:………(5)……..
Số giấy chứng thực cá nhân:……
Ngày cấp:……… Nơi cấp:……
5. Mã số giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động..(6)..ngày cấp…(7)………
Đề nghị……(2b)…………giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với Công ty…(1c)……..
………(8)…
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
Hồ sơ kèm theo gồm:
Nơi nhận:
– …
– …
ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP (9)
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
4. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động:
(1a), (1b) và (1c) Tên doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép.
(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
(4) Mã số doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(5) Chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ghi theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
(6) Mã số giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp (nếu có); đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy phép theo mẫu quy định tại
(7) Ngày cấp của giấy phép đã được cấp (nếu có).
(8) Ghi lý do quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này nếu thuộc trường hợp cấp lại giấy phép.
(9) Chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.