Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc là văn bản được cấp bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dành cho các tổ chức đủ điều kiện bản lẻ các sản phẩm thuộc lá. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục kinh doanh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá chi tiết nhất:
- 4 4. Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
- 5 5. Một số quy định của pháp luật về bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá là gì?
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn kinh doanh thuốc lá: “Sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác đùng để hút, nhai, ngửi”. Thương nhân thực hiện hoạt động bán lẻ sản phẩm thuốc lá phải được sự cấp phép từ cơ quan có thẩm quyền thông qua giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
Có thể hiểu, đơn đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá được soạn thảo bởi tổ chức bán lẻ sản phẩm thuốc lá gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá. Nội dung đơn nêu thông tin cơ sở xin cấp lại giấy phép, lý do xin cấp,…
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá được soạn thảo nhằm mục đích xin cấp lại giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá.
Các trường hợp thương nhân đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá gồm:
– Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá của thương nhân hết thời hạn
– Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá của thương nhân bị thất lạc, bị tiêu hủy, bị rách, nát hoặc bị cháy
2. Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
GIẤY PHÉP BÁN LẺ SẢN PHẨM THUỐC LÁ
Kính gửi: PHÒNG CÔNG THƯƠNG
1. Tên thương nhân: …..
2. Địa chỉ trụ sở chính: …..
3. Điện thoại:…… Fax:…
4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh…) số …… do….. cấp đăng ký lần đầu ngày……tháng…….năm…..,đăng ký thay đổi lần thứ…..ngày…… tháng….. năm…..
5. Chi nhánh, văn phòng đại diện:
– Tên: …..
– Địa chỉ: ……
– Điện thoại:…… Fax:……
6. Đã được Phòng Công Thương …. cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá số……ngày….. tháng…..năm…..cho…..
7. Đã được Phòng Công Thương …..cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá số…….ngày….. tháng…..năm…..cho…. …..(nếu có).
8….(ghi rõ tên thương nhân)…kính đề nghị Phòng Công Thương …..xem xét cấp lại Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá, với lý do …..(ghi rõ tên thương nhân)……..xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, Thông tư số 57/2018/TT-BCT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của các Nghị định liên quan đến kinh doanh thuốc lá và những quy định của pháp luật liên quan. Doanh nghiệp xin cam đoan những nội dung kê khai trên là đúng và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(họ và tên, ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá chi tiết nhất:
1. Tên thương nhân: Ghi rõ tên thương nhân đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá theo thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh
2. Địa chỉ trụ sở chính: Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
3. Điện thoại:… Fax:….
4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: Ghi theo thông tin trên Giấy ĐKDN
5. Chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh (nếu có):
– Tên: Ghi rõ tên chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá
– Địa chỉ: Ghi theo địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
6. Đã được Phòng Công Thương ( Phòng Công Thương hoặc đơn vị được cấp thẩm quyền giao. Ví dụ: Phòng Kinh tế,…) cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá số: Ghi theo thông tin trên giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá được cấp
7. Đã được Phòng Công Thương…….cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá số……….ngày….. tháng…..năm…..cho…. …….(nếu có).
8. ..(ghi rõ tên thương nhân)… kính đề nghị Phòng Công Thương xem xét cấp lại Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá, với lý do : (Thương nhân ghi rõ lý do đề nghị cấp lại)
Lời cam đoan
Người đại diện theo pháp luật của thương nhân
(họ và tên, ký tên, đóng dấu)
4. Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
Căn cứ pháp lý: Điều 38 Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn kinh doanh thuốc lá
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Trường hợp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy, tổ chức, cá nhân được cấp phép phải lập, nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại
b) Bản sao Giấy bán lẻ sản phẩm thuốc lá đã được cấp (nếu có).
Bước 2: Gửi hồ sơ
Tổ chức, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ xin đề nghị cấp lại Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp lại Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không đáp ứng được điều kiện theo quy định cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do.
5. Một số quy định của pháp luật về bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
5.1. Điều kiện để được cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
Căn cứ pháp ly: Khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn kinh doanh thuốc lá
Kinh doanh thuốc lá là một ngành kinh doanh có điều kiện. Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá phải đảm bảo được cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá. Nghị định 67/2013 được sửa đổi bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP quy định về các điều kiện thương nhân được cấp giấy phép bán lẻ gồm:
– Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật
– Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định
– Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở lên;
– Phù hợp với quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh
– Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
+ Bản sao các văn bản giới thiệu,
+ Hồ sơ về địa điểm kinh doanh, gồm có:
+ Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá;
+ Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
+ Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá.
Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 27 Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn kinh doanh thuốc lá
5.2. Nguyên tắc quản lý kinh doanh thuốc lá của Nhà nước:
Điều 4 Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn kinh doanh thuốc lá quy định về các nguyên tắc quản lý, kinh doanh thuốc lá gồm các nội dung chính sau:
– Nhà nước thống nhất quản lý đối với các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc lá và các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá.
– Thuốc lá thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán thuốc lá; chế biến nguyên liệu thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá và đầu tư trồng cây thuốc lá phải có giấy phép.
– Nhà nước thực hiện kiểm soát về mức cung cấp thuốc lá ra thị trường (bao gồm sản lượng sản xuất và nhập khẩu thuốc lá); thực hiện thương mại nhà nước đối với nhập khẩu; kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường để giảm tác hại của thuốc lá.
– Nhà nước tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá theo hướng sắp xếp các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả thành các doanh nghiệp đủ mạnh, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.
– Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc mua bán sản phẩm thuốc lá thông qua Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu, giấy cuốn điếu, thuốc lá là hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.
Thuốc lá là một mặt hàng kinh doanh có tính chất đặc biệt. Vì vậy, công tác quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với mặt hàng này cần đảm bảo sự sát sao, chặt chẽ đặc biệt là đối với hạn mức cung cấp thuốc lá ra thị trường cần phải có sự phối hợp kiểm soát hơn nữa của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá mới nhất. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn kinh doanh thuốc lá
– Nghị định 106/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật phòng chống tác hại của thuốc lá
– Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan điều kiện đầu tư kinh doanh Bộ Công thương