Khi chủ cơ sở kinh doanh làm mất hoặc làm hỏng Giấy chứng nhận; cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi GCN hết hiệu lực;... thì bắt buộc chủ cơ sở kinh doanh phải làm hồ sơ thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới nhất là những mẫu đơn cần thiết khi một cá nhân, tập thể muốn yêu cầu cơ quan chức năng thực hiện một công việc nào đây. Vì liên quan đến cơ quan Nhà nước nên mẫu văn bản này cần có nội dung phù hợp theo quy định riêng của pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là mẫu đơn đề nghị được lập ra để đề nghị về việc cấp, cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Đơn đề nghị cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới nhất:
Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới nhất
Mẫu đơn đề nghị cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới nhất
Hiện nay Mẫu đơn đề nghị cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được đăng tải trên web khá nhiều mẫu khác nhau, công ty Luật Dương Gia xin gửi tới bạn đọc tham khảo mẫu đơn đề nghị cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày….. tháng…. năm….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính gửi: (Tên cơ quan có thẩm quyền)
1. Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:….
2. Mã số (nếu có): …..
3. Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:….
4. Điện thoại …… Fax …… Email ……
5. Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập: ….
6. Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:
Đề nghị ………………………. (tên cơ quan có thẩm quyền)……….. cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Lý do cấp lại: ………
Hồ sơ gửi kèm:
–
–
–
(1) : kèm theo Danh sách nhóm sản phẩm
(2) : Đối với Chuỗi kinh doanh thực phẩm kèm theo danh sách cơ sở kinh doanh thuộc chuỗi
Đại diện cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ KINH DOANH THUỘC CHUỖI
(Kèm theo mẫu đơn đề nghị đối với chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm)
STT | Tên cơ sở thuộc chuỗi | Địa chỉ | Thời hạn GCN | Ghi chú |
1 | ||||
2 | ||||
3 |
DANH SÁCH NHÓM SẢN PHẨM
(Kèm theo mẫu đơn đối với chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm và cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp)
STT | Tên nhóm sản phẩm | Nhóm sản phẩm kinh doanh đề nghị cấp Giấy chứng nhận | |
I | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế | ||
1 | Nước uống đóng chai | ||
2 | Nước khoáng thiên nhiên | ||
3 | Thực phẩm chức năng | ||
4 | Các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng | ||
5 | Phụ gia thực phẩm | ||
6 | Hương liệu thực phẩm | ||
7 | Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm | ||
8 | Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) | ||
9 | Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||
II | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | ||
1 | Ngũ cốc | ||
2 | Thịt và các sản phẩm từ thịt | ||
3 | Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư) | ||
4 | Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả | ||
5 | Trứng và các sản phẩm từ trứng | ||
6 | Sữa tươi nguyên liệu | ||
7 | Mật ong và các sản phẩm từ mật ong | ||
8 | Thực phẩm biến đổi gen | ||
9 | Muối | ||
10 | Gia vị | ||
11 | Đường | ||
12 | Chè | ||
13 | Cà phê | ||
14 | Ca cao | ||
15 | Hạt tiêu | ||
16 | Điều | ||
17 | Nông sản thực phẩm khác | ||
18 | Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | ||
III | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương | ||
1 | Bia | ||
2 | Rượu, Cồn và đồ uống có cồn | ||
3 | Nước giải khát | ||
4 | Sữa chế biến | ||
5 | Dầu thực vật | ||
6 | Bột, tinh bột | ||
7 | Bánh, mứt, kẹo | ||
3. Hướng dẫn soạn đơn đề nghị cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP:
– Thông tin cơ sở:
+ Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh:….
+ Mã số
+ Địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh:….
+Điện thoại
+ Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập: ….
+ Mặt hàng sản xuất, kinh doanh:
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở.
Lý do cấp lại:
– Ký tên và gi rõ họ tên
4. Một số quy định pháp lý liên quan:
Các bước thực hiện cấp lại GCN
Bước 1: Các cơ sở sản xuất thực phẩm quy định tại điểm a, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương quy định về cấp, thu hồi GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương nộp hồ sơ đề nghị cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP cho Sở Công Thương.
Bước 2: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị hợp lệ, căn cứ hồ sơ lưu, Sở Công Thương xem xét và cấp lại, trường hợp từ chối cấp lại, phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
Điều kiện thực hiện:
Điều kiện chung:
Cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: cơ sở sản xuất các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm.
Điều kiện riêng:
Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
– Rượu: Dưới 03 triệu lít sản phẩm/năm;
– Bia: Dưới 50 triệu lít sản phẩm/năm;
– Nước giải khát: Dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm;
– Sữa chế biến: Dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm;
– Dầu thực vật: Dưới 50 ngàn tấn sản phẩm/năm;
– Bánh kẹo: Dưới 20 ngàn tấn sản phẩm/năm;
– Bột và tinh bột: Dưới 100 ngàn tấn sản phẩm/năm;
– Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.
Quy trình xin cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Thứ nhất: Trình tự thực hiện Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm Bộ Công Thương
Bước 1:Trước mắt thì lập hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản Lý ATTP tỉnh thành phố hay Sở Công Thương.
Bước 2: Tiếp đến, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định cấp Biên nhận hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3:Sau đó, căn cứ hồ sơ, Ban quản lý ATTP xem xét và cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP. Trường hợp từ chối cấp lại, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Bước 4:Cuối cùng là doanh nghiệp căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả hoặc có thể đăng ký dịch vụ nhận kết quả qua bưu điện.
Thứ hai: thành phần hồ sơ cần chuẩn bị để xin cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP
– Trường hợp 1 (GCN bị mất hoặc bị hỏng): Đơn đề nghị.
– Trường hợp 2 (cơ sở thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh; thay đổi, bổ sung quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh và khi GCN hết hiệu lực):
+ Thứ nhất, Đơn đề nghị;
+ Thứ hai, Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP: Cơ sở sản xuất mẫu số 02a; Cơ sở kinh doanh mẫu số 02b; Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh cả mẫu số 02a và mẫu số 02b;
+ Thứ ba, Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Thứ tư, Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
– Trường hợp 3 (cơ sở có thay đổi tên cơ sở nhưng không thay đổi chủ cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh):
+ Thứ nhất, Đơn đề nghị;
+ Thứ hai, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở).
– Trường hợp 4 (thay đổi chủ cơ sở nhưng không thay đổi tên cơ sở, địa chỉ, địa điểm và toàn bộ quy trình sản xuất, mặt hàng kinh doanh).
+ Thứ nhất, Đơn đề nghị;
+ Thứ hai, GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP đã được cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Thứ ba, Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
+ Thứ tư, Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Thời hạn giải quyết Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm Bộ Công Thương:
– Thời hạn ở trường hợp 2: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– Thời hạn ở trường hợp 1, 3, 4: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
Phí, Lệ phí Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm Bộ Công Thương:
– Phí đối với trường hợp 2: 1.000.000 đồng/lần thẩm định/cơ sở (cơ sở kinh doanh thực phẩm); 2.500.000 đồng/lần thẩm định/cơ sở (cơ sở sản xuất thực phẩm).
– Phí đối với trường hợp 1,3,4: Không quy định.
Mẫu được ban hành theo
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu đơn đề nghị cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP, hướng dẫn soạn đơn và thủ tục pháp lý liên quan của công ty Luật Dương Gia.
Căn cứ pháp lý
– Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
– Nghị định 115/2018/NĐ – CP.