Việc quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ học nghề phải đúng mục đích và theo quy định của pháp luật. Theo đó thì muốn xin cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp thì cần làm gì? Mẫu đơn xin cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề làm như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề:
- 4 4. Thông tin pháp lý liên quan
- 4.1 4.1. Chính sách của Nhà nước về phát triển dạy nghề:
- 4.2 4.2. Chính sách đối với người học nghề:
- 4.3 4.3. Chính sách đối với người học nghề để đi làm việc ở nước ngoài:
- 4.4 4.4. Chính sách đối với người đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề:
- 4.5 4.5. Chính sách đối với người tàn tật, khuyết tật học nghề::
1. Mẫu đơn đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề là gì?
Mẫu đơn xin cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp là mẫu đơn với các thông tin và nội dung về việc xin cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp
Mẫu đơn xin cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp là mẫu đơn được lập ra để xin được cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp. Mẫu nêu rõ số kinh phí đề nghị hỗ trợ để cơ quan có thẩm quyền xem xét
2. Mẫu đơn đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP KINH PHÍ HỖ TRỢ HỌC NGHỀ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP NGHỀ; BTVH+NGHỀ
Kính gửi:
– ……………..(1)
– Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)……….
– ……………..(2)
Sinh ngày …………tháng ………….năm………(4)
Nơi sinh:…………(5)
Hộ khẩu thường trú:………(6)
Số giấy CMND:………… ngày cấp………./……/……..nơi cấp……..(7)
Thuộc hộ ông (bà):…………(8)
Thuộc đối tượng:…………..(9)
Giấy chứng nhận:………………..số………
Cấp ngày:………………..nơi cấp…………(10)
Hiện đang theo học tại lớp:…………..thuộc hệ đào tạo…………………
Năm thứ………….nghề………………….…(11)
Thời gian đào tạo của khóa học:……..…..(12), từ ngày…………..
đến ngày……………..
Tại……..(2)
Căn cứ Quyết định …../……/QĐ-UBND ngày …./…./….. của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, tôi làm đơn này đề nghị được cấp kinh phí hỗ trợ học nghề theo Nghị quyết số …/…../NQ-HĐND.
Tôi xin cam đoan những thông tin trên đây là đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Ngày….tháng….năm…….
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO NGHỀ
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày….tháng….năm…….
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ký tên, đóng dấu)
gày….tháng….năm…….
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ký tên, đóng dấu)
Xác nhận của Xác nhận của Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện hoặc cơ sở đào tạo (13):
Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện………….
Cơ sở đào tạo:………
xác nhận:
Anh (chị):……………
Sinh ngày:…………tháng…………năm……
Địa chỉ thường trú………
Hiện đang theo học tại:……………
Đã được hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số ……. Chính phủ từ tháng…..năm …đến tháng…………..năm……….tổng số tháng đã hưởng hỗ trợ là:……….tháng.
Thời điểm đề nghị chuyển sang hưởng hỗ trợ học nghề theo Nghị quyết số ../…./NQ-HĐND: Từ tháng……….năm……
…ngày…….tháng……..năm……….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp nghề:
– Ghi đầy đủ thông tin trong mẫu đơn
– Thủ trưởng đơn vị kí và ghi rõ họ tên
– Nếu người học nghề chưa được hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị quyết số
– UBND cấp xã chỉ xác nhận đơn cho người học một lần theo quy định.
4. Thông tin pháp lý liên quan
Căn cứ
4.1. Chính sách của Nhà nước về phát triển dạy nghề:
– Đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề góp phần bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông; tạo điều kiện phổ cập nghề cho thanh niên và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
– Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hóa thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hóa..
– Thực hiện xã hội hóa hoạt động dạy nghề, khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề. Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn. Các cơ sở dạy nghề bình đẳng trong hoạt động dạy nghề và được hưởng ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật.
– Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp.
4.2. Chính sách đối với người học nghề:
– Người học nghề được hưởng chính sách học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các điều 89, 90, 91 và 92 của
– Học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được tuyển thẳng vào học trường trung cấp nghề.
– Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi chuyển sang học nghề được hưởng chính sách như học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.
– Trong quá trình học nghề nếu người học nghề đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khỏe hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học nghề hoặc đi làm thì được bảo lưu kết quả học nghề và được trở lại tiếp tục học tập để hoàn thành khóa học. Thời gian được bảo lưu kết quả học nghề không quá bốn năm.
4.3. Chính sách đối với người học nghề để đi làm việc ở nước ngoài:
– Nhà nước có chính sách tổ chức dạy nghề cho người lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài.
– Trường hợp người đang học nghề mà đi làm việc ở nước ngoài thì được bảo lưu kết quả học nghề. Thời gian được bảo lưu kết quả học nghề không quá bốn năm.
4.4. Chính sách đối với người đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề:
– Nhà nước khuyến khích người học nghề tham gia thi học sinh giỏi nghề để nâng cao năng lực thực hành nghề. Người đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc gia, quốc tế được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
– Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc gia, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp nghề được tuyển thẳng vào trường cao đẳng, trường cao đẳng nghề để học ngành nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
– Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi học sinh giỏi nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp nghề thì được tuyển thẳng vào trường đại học để học ngành nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
4.5. Chính sách đối với người tàn tật, khuyết tật học nghề::
– Được hưởng học bổng và trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các điều 89, 90, 91 và 92 của
– Được tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí.
– Được giảm hoặc miễn học phí.
– Người tàn tật, khuyết tật học nghề thuộc hộ nghèo được miễn học phí, được cấp học bổng và hỗ trợ ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật.
Dựa trên các quy định về các chính sách cho người học nghề như trên thì có thể thấy nhà nước rất quan tâm tới việc học nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho người học nghề, khuyến khích việc học nghề, giải quyết nhu cầu việc làm cho học viên. việc xin cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp cũng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và phải có mẫu đơn xin cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp.
Trên đây là thông tin về mẫu đơn xin cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp, hướng dẫn làm xin cấp kinh phí hỗ trợ học nghề trình độ cao đẳng, trung cấp và các thông tin pháp lý liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.