Khi các cơ quan tổ chức đủ điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật thì sẽ viết đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường gửi cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vậy đơn đề nghị giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường là gì?
Đơn đề nghị giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường là mẫu đơn hành chính do cơ quan tổ chức đủ đi lập ra khi có đủ điều kiện bảo vệ môi trường gửi cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đơn đề nghị giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường là văn bản ghi nhận những thông tin của cơ quan, tổ chức và việc đề nghị Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường theo trình tự thủ tục của pháp luật. Khi nhận được đơn đề nghị giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường thì Cơ quan có thẩm quyền đó sẽ phải thực hiện giải quyết ngay vấn đề mà cơ quan tổ chức yêu cầu.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường:
(1)
——-
Số: …
V/v đề nghị cấp/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(Địa danh), ngày … tháng … năm …
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Chúng tôi là (1): …
Chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:………; Ngày cấp:…; Nơi cấp:………
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……
3. Địa điểm cơ sở trực tiếp sử dụng phế liệu: …
4. Họ và tên người đại diện có thẩm quyền của (1): …
Số điện thoại:……..; Fax………; Email …
5. Chúng tôi gửi kèm theo văn bản này các hồ sơ, tài liệu sau đây:
– Báo cáo các điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế;
– Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt;
– Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh
– Bản sao văn bản của Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh thông báo kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án (chỉ áp dụng đối với dự án mới, kết thúc vận hành thử nghiệm);
– Bản sao một trong các loại giấy tờ: giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của cơ sở;
– Bản sao hợp đồng chuyển giao, xử lý tạp chất, chất thải với đơn vị có chức năng phù hợp (trong trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm, chất thải phát sinh);
– Bản cam kết về tái xuất hoặc xử lý, tiêu hủy phế liệu nhập khẩu vi phạm.
6. Khối lượng phế liệu nhập khẩu:
STT | Loại phế liệu nhập khẩu | Khối lượng phế liệu (tấn/năm) | ||
Tên phế liệu | Mã HS | Sử dụng theo công suất thiết kế | Đề nghị được phép nhập khẩu | |
1 | ||||
2 | ||||
… |
7. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, kiểm tra và cấp/cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho (1)./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– …
ĐẠI DIỆN CÓ THẨM QUYỀN CỦA (1)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu; ký số hoặc được xác thực bằng chữ ký điện tử trong trường hợp quét từ bản chính)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường:
Phần kính gửi người làm đơn ghi cụ thể tên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ( Bộ tài nguyên và Môi trường) cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường.
Phần thông tin của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp lại giấy xác nhận sẽ cung cấp đầy đủ chính xác những thông tin cần thiết. Đồng thời, cơ quan, tổ chức cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật và thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm, các quy định, yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Cuối đơn đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường người đại diện tổ chức đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu.
4. Thủ tục cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, công dân đi thực hiện thủ tục hành chính cần chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Bước 2: Tổ chức, công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở TNMT – Trung tâm Hành chính công.
Công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ xem xét các trường hợp của hồ sơ như:
– Nếu hồ sơ hợp lệ, vào phần mềm theo dõi; viết giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; lập phiếu giao nhận hồ sơ chuyển về Sở TNMT để tổ chức thẩm định.
– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho tổ chức, công dân hoàn thiện bổ sung.
Bước 3: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở TNMT – Trung tâm Hành chính công chuyển hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết.
Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét hồ sơ các trường hợp có thể xảy ra:
– Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì tham mưu Sở Tài nguyên và Môi trường ra văn bản yêu cầu tổ chức, công dân chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại hồ sơ;
– Nếu hồ sơ đủ điều kiện thì tổ chức kiểm tra điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của tổ chức, công dân (trừ trường hợp tổ chức, công dân đề nghị cấp lại Giấy xác nhận do bị mất hoặc hư hỏng).
– Trường hợp đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, công dân.
– Trường hợp không đủ điều kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, công dân hoàn thiện hồ sơ, điều kiện về bảo vệ môi trường theo yêu cầu.
Bước 5: Tổ chức, công dân nhận kết quả theo giấy hẹn tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả Sở TNMT – Trung tâm Hành chính công.
1. Vận chuyển, chôn, lấp, đồ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
3. Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
4. Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
5. Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
7. Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
8. Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
9. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian đối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
10. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
11. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-zôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
13. Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Từ điều luật này ta có thể thấy Nhà nước luôn có những chính sách chặt chẽ đối với việc bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta. Khi một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vi phạm những quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt, nặng nhất là chịu trách nhiệm hình sự. Cho nên việc bảo vệ môi trường là việc của một cá nhân mà tất cả mọi người trên lãnh thổ Việt Nam cùng thực hiện.