Chủ phương tiện muốn được cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ phải làm đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ. Vậy mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ là gì?
– Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
– Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Theo quy định tại Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa thì danh mục hàng hóa nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm quy định tại Phụ lục I của Nghị định. Mức độ nguy hiểm của mỗi chất trong danh mục hàng hóa nguy hiểm được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm với một nhóm có 2 đến 3 chữ số quy định tại Phụ lục II của Nghị định.
Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ là văn bản mà cơ sở kinh doanh vận chuyển gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ với nội dung bao gồm thông tin về bên được cấp phép, thông tin doanh nghiệp, lý do xin cấp phép…
Mục đích của đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ: mẫu đơn này được cơ sở kinh doanh vận chuyển lập ra với mục đích đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển cho chủ phương tiện, từ đó đủ điều kiện được vận chuyển các chất hàng nguy hiểm về chấy nổ hợp pháp
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ:
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
Kính gửi: (1)………
Tên chủ phương tiện: (2)
Địa chỉ:
Điện thoại: …… Fax:
Quyết định thành lập doanh nghiệp số ………… ngày … tháng … năm
Đăng ký kinh doanh số………… ngày ……… tháng…. năm
tại
Số tài khoản …………. tại ngân hàng
Họ tên người đại diện theo pháp luật: (3)
Chức danh:
CMND/Hộ chiếu số:……………………… do: …………………… cấp ngày……./………../
Hộ khẩu thường trú
Đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp “Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ” cho phương tiện …….BKS/Ký hiệu: được vận chuyển loại chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ghi tại trang
Tôi cam kết phương tiện vận chuyển này bảo đảm an toàn để tham gia giao thông và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Tên cơ cở cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ;
(2) Thông tin chủ phương tiện bao gồm: Họ và tên, số điện thoại, quyết định thành lập, số đăng ký kinh doanh, tài khoản ngân hàng;
(3) Thông tin người đại diện theo pháp luật: họ và tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú.
4. Quy định về cấp giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy nổ:
Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hoặc vận chuyển bằng đường thủy nội địa. Đối với mỗi phương thức vận chuyển sẽ có yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khác nhau và người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đáp ứng được các yêu cầu luật định mới có thể được tham gia vận chuyển hàng hóa. Ngoài việc đủ điều kiện thì người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải được cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Nội dung giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm được quy định như sau:
4.1. Nội dung, mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:
Tại Điều 15 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa quy định về nội dung, mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Nội dung của Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bao gồm:
– Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật;
– Loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm;
– Hành trình, lịch trình vận chuyển;
– Thời hạn của giấy phép.
Đối với trường hợp cấp theo từng chuyến hàng phải có thêm thông tin về phương tiện và người điều khiển phương tiện.
Như vậy, bên muốn cấp phép cần cung cấp rõ thông tin của mình và thông tin về hàng hóa nguy hiểm cần vận chuyển, bao gồm cả thông tin về hành trình, lịch trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm do cơ quan cấp quản lý và phát hành. Về thời hạn của giấy phép thì Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhưng không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
4.2. Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:
Tại Điều 16 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
– Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 42/2020/NĐ-CP (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).
Các hàng hóa này bao gồm: Chất nổ và vật phẩm dễ nổ; Chất khí; Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy; Chất rắn nguy hiểm và Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
– Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm: Chất ôxi hóa; Perôxít hữu cơ; Chất ăn mòn.
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.
Như vậy nghị định 42/2020/NĐ-CP đã phân loại các hàng hóa nguy hiểm theo từng loại, đối với mỗi loại sẽ có một cơ quan có thẩm quyền cấp phép khác nhau. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 42/2020/NĐ-CP để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
Riêng đối với việc cấp Giấy phép vận chuyển Chất phóng xạ được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
Pháp luật đã quy định việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm sẽ phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, tuy nhiên trong một số trường hợp thì tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm sau sẽ không phải đề nghị cấp phép:
– Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
– Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
– Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
– Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;
– Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm.
Những loại hàng hóa nguy hiểm vẫn nằm trong tầm kiểm soát của cơ quan cấp phép vận chuyển và tổng khối lượng, dung tích của các hàng hóa này nhỏ hơn mức quy định thì sẽ không phải đề nghị cấp phép, tuy nhiên quá trình vận chuyển của cá nhân, tổ chức đối với các loại hàng hóa nguy hiểm vẫn phải tuân thủ quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Như vậy, việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải được pháp luật cho phép và quá trình vận chuyển cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật là xin phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và cung cấp cho cơ quan thẩm quyền danh mục các loại hàng hóa vận chuyển, lộ trình, hành trình của hàng hóa nguy hiểm. Đồng thời, người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần phải được cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Cơ quan có thẩm quyền có nghĩa vụ cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho cá nhân, tổ chức có đề nghị nếu các cá nhân, tổ chức này đáp ứng các điều kiện của luật định.