Khi một cơ quan, tổ chức đủ điều kiện thành lập nhà xuất bản thì sẽ viết đơn để đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông. Xem xét và giải quyết việc cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản. Vậy đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản là gì?
Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản là mẫu đơn hành chính do nhà xuất bản đủ điều kiện thành lập gửi cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản được dùng để ghi chép lại những thông tin liên quan đến nhà xuất bản và việc đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét và thực hiện việc cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày…….. tháng…….năm…….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông
Căn cứ các quy định của pháp luật về cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
Căn cứ nhu cầu, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan,……… đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp giấy phép thành lập Nhà xuất bản…………. với thông tin như sau:
Tên nhà xuất bản dự kiến thành lập:
Tên giao dịch tiếng Anh:
Trụ sở của nhà xuất bản:
Số điện thoại: Fax: E-mail:
Tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ của nhà xuất bản:
Đối tượng phục vụ của nhà xuất bản:
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động nhà xuất bản sau khi được cấp giấy phép.
Kèm theo đơn này gồm: Đề án thành lập nhà xuất bản và các tài liệu liên quan ghi trong Đề án./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT,….
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký tên, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn đề nghị cấp giấy phép nhà xuất bản:
Hình thức và nội dung của đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản phải đúng thể thức trình bày và đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật.
Phần kính gửi yêu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ghi rõ tên của Bộ thông tin và truyền thông nơi có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản.
Phần thông tin của cơ quan, tổ chức yêu cầu cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết như: tên nhà xuất bản dự kiến thành lập, tên giao dịch tiếng Anh, trụ sở của nhà xuất bản, số điện thoại, Tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ của nhà xuất bản, đối tượng phục vụ của nhà xuất bản.
Đơn đề nghị sẽ phải kèm theo Đề án thành lập nhà xuất bản và các tài liệu liên quan.
Cuối đơn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức sẽ ký tên, ghi rõ và tên, đóng dấu.
4. Những quy định về Nhà xuất bản:
Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản:
– Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản):
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
– Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.
Điều kiện thành lập nhà xuất bản:
Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:
– Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
– Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
– Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
– Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản được quy định tại Khoản 1, Điều 14,
“a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
b) Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động.
Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.
4. Nhà xuất bản bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi thành lập và trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản và nhà xuất bản không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 của Luật này;
b) Nhà xuất bản thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản;
c) Nhà xuất bản vi phạm quy định của pháp luật về xuất bản mà bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.
5. Giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
b) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản;
c) Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu;
d) Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này và gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.
6. Khi giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, c, d và đ Khoản 5 Điều này thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải thực hiện việc giải thể nhà xuất bản theo quy định của pháp luật.”
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản được quy định tại Điều 18, Luật Xuất bản 2012:
1. Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Điều hành hoạt động của nhà xuất bản đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ ghi trong giấy phép và quyết định thành lập nhà xuất bản;
b) Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản;
c) Tổ chức thực hiện việc đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
d) Tổ chức thẩm định tác phẩm, tài liệu quy định tại Điều 24 của Luật này và tác phẩm, tài liệu khác khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
đ) Ký hợp đồng liên kết xuất bản quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 23 của Luật này trước khi ký quyết định xuất bản;
e) Ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa in;
g) Ký quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm đúng ới giấy xác nhận đăng ký xuất bản, kể cả việc in tăng số lượng;
h) Ký quyết định phát hành xuất bản phẩm;
i) Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
k) Tổ chức việc lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của từng xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Thực hiện việc báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản;
n) Bảo đảm không để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
o) Quản lý tài sản và cơ sở vật chất của nhà xuất bản;
p) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan chủ quản về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của nhà xuất bản.
2. Tổng biên tập nhà xuất bản có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Giúp tổng giám đốc (giám đốc) chỉ đạo việc tổ chức bản thảo;
b) Tổ chức biên tập bản thảo;
c) Đọc và ký duyệt đối với từng bản thảo để trình tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định xuất bản;
d) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
đ) Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của nhà xuất bản.
Khi thành lập nhà xuất bản thì tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản phải thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật để đảm bảo duy trì sự hoạt động của nhà xuất bản và đảm bảo cho các thành viên trong nhà xuất bản có một môi trường làm việc tốt để chất lượng làm việc nâng cao.