Để thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô thì cần phải có giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô. Vậy Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô:
- 4 4. Thông tin pháp lý liên quan về tổ chức tài chính vi mô:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô là mẫu đơn gửi lên cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy phép tành lập và hoạt động tổ cức tài chính, trong đơn có các nội dung, thông tin về việc đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô là mẫu đơn đề nghị được lập ra với mục đích xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tài chính vi mô dựa trên cơ sở chuyển đổi từ dự án tài chính vi mô.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
………. ngày……. tháng……. năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Căn cứ
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Thông tư số /20…/TT-NHNN ngày…./…./20… của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động tổ chức tài chính vi mô;
Căn cứ Biên bản cuộc họp thành viên sáng lập hoặc văn bản của chủ sở hữu là (tên tổ chức) ngày… tháng… năm… về việc thành lập tổ chức tài chính vi mô……….;
…………………….. (Tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ, hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô đề nghị chuyển đổi) đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tài chính vi mô với các nội dung sau đây:
1. Tên Tổ chức tài chính vi mô:
– Tên đầy đủ bằng tiếng Việt;
– Tên viết tắt bằng tiếng Việt;
– Tên đầy đủ bằng tiếng Anh (nếu có);
– Tên viết tắt bằng tiếng Anh (nếu có);
– Tên giao dịch (nếu có).
2. Địa điểm đặt trụ sở chính, số điện thoại, số fax,
3. Địa bàn hoạt động:
4. Nội dung hoạt động: (ghi rõ các nội dung đề nghị)
5. Thời hạn hoạt động:
6. Vốn điều lệ:
Chúng tôi xin cam kết:
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung trong đơn, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
– Kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ có liên quan của chương trình, dự án tài chính vi mô… (tên chương trình, dự án tài chính vi mô).
– Thực hiện đăng ký doanh nghiệp, đăng ký khai trương và công bố thông tin theo quy định của pháp luật.
– Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và Điều lệ tổ chức và hoạt động tổ chức tài chính vi mô.
…….., ngày…. tháng….. năm…..
Người đại diện hợp pháp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô đề nghị chuyển đổi ký (trong trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô thành tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các thành viên góp vốn ký (trong trường hợp chuyển đổi chương trình, dự án tài chính vi mô thành tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
(Thành viên sáng lập là cá nhân ký và ghi đầy đủ họ tên, thành viên sáng lập là pháp nhân do người đại diện theo pháp luật ký, đóng dấu và ghi đầy đủ họ tên).
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô:
– Ghi đầy đủ và chính xác các thông tin trong Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô:
1. Tên Tổ chức tài chính vi mô:
– Tên đầy đủ bằng tiếng Việt;
– Tên viết tắt bằng tiếng Việt;
– Tên đầy đủ bằng tiếng Anh (nếu có);
– Tên viết tắt bằng tiếng Anh (nếu có);
– Tên giao dịch (nếu có).
2. Địa điểm đặt trụ sở chính, số điện thoại, số fax,
3. Địa bàn hoạt động:
4. Nội dung hoạt động: (ghi rõ các nội dung đề nghị)
5. Thời hạn hoạt động:
6. Vốn điều lệ:
– Gửi Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô lên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
– Lưu ý: Thành viên sáng lập là cá nhân ký và ghi đầy đủ họ tên, thành viên sáng lập là pháp nhân do người đại diện theo pháp luật ký, đóng dấu và ghi đầy đủ họ tên
4. Thông tin pháp lý liên quan về tổ chức tài chính vi mô:
4.1. Điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô:
Pháp luật đòi hỏi khá chặt chẽ về điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô, căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN, trong đó có một số điều kiện sau:
Thứ nhất, có ít nhất một thành viên sáng lập hoặc góp vốn là tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị – xã hội; nếu là hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì phải có chương trình, dự án tài chính vi mô được chuyển đổi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Thứ hai, thành viên sáng lập không được là cổ đông hoặc thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác; một số trường hợp còn không được là chủ sở hữu, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;
Thứ ba, thành viên sáng lập phải cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;
Thứ tư, chủ sở hữu đối với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn;
Thứ năm, tổng số không quá 05 thành viên góp vốn (bao gồm tổ chức, cá nhân trong nước và ngân hàng nước ngoài) đối với tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
4.2. Cơ cấu tổ chức của tổ chức tài chính vi mô:
Theo Khoản 2 Điều 18 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định
Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tài chính vi mô bao gồm Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc. Hội đồng thành viên phải thành lập ủy ban quản lý rủi ro, ủy ban nhân sự và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hai ủy ban này.
4.3. Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô:
Tổ chức tài chính vi mô chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp. Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được quy định từ Điều 119 đến Điều 122
Thứ nhất, nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới hai hình thức: tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện của tổ chức, cá nhân. Tiết kiệm bắt buộc là số tiền mà khách hàng tài chính vi mô phải gửi theo quy định và được công bố công khai. Tiền gửi tự nguyện là các loại tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm (loại không bắt buộc), trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán của khách hàng khác tại tổ chức tài chính vi mô.
Thứ hai, vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài.
Thứ ba, chỉ được cho vay (không được cấp tín dụng khác) tiền đồng đối với các khách hàng là cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, cá nhân đại diện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, doanh nghiệp siêu nhỏ để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Ngoài ra, tổ chức tài chính vi mô cũng cho vay đối với khách hàng khác là cá nhân thuộc hộ gia đình, cá nhân đại diện cho hộ gia đỉnh từng là khách hàng tài chính vi mô của tổ chức tài chính vi mô đó nhưng đã thoát nghèo và cận nghèo. Việc bảo đảm tiền vay có thể bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn. Đồng thời phải duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô trong tổng dư nợ cho vay tôì thiểu 90%; tổng dư nợ cho vay đối với mỗi khách hàng không được vượt quá 50 triệu đồng và đối với mỗi khách hàng khác không được vượt quá 100 triệu đồng.
Thứ tư, mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại, nhưng không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
Thứ năm, thực hiện các hoạt động khác gồm:
+ Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn;
+ Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô;
+ Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;
+ Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm
Trên đây là toàn bộ thông tin cung cấp về Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô mới nhất, cách làm Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập, hoạt động tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi dự án tài chính vi mô và các thông tin lien quan khác.