Khi cá nhân, tổ chức, cơ quan sử dụng máy in laser màu thì cần lập đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng máy in laser màu gửi đến Sở Văn hoá thông tin. Vậy mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng máy in laser màu bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng máy in laser màu là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng máy in laser màu là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức, cơ quan lập gửi đến Sở Văn hoá thông tin đề nghị cấp giấy phép sử dụng máy in laser màu. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng máy in laser màu nêu rõ thông tin về cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cấp phép, mục đích sử dụng, tên máy, loại máy, số lượng, chi tiết máy, nước sản xuất…
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng máy in laser màu được dùng để đề nghị cấp giấy phép sử dụng máy in laser màu. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng máy in laser màu là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền là Sở văn hóa thông tin xem xét về đề nghị cấp giấy phép sử dụng máy in laser màu.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng máy in laser màu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG MÁY IN LASER MÀU
Kính gửi: Sở Văn hóa thông tin ………(1)
Tên cơ quan, tổ chức, công dân (đề nghị cấp phép): ..(2)
Địa chỉ: …….. Điện thoại: ……(3)
Đề nghị được cấp phép sử dụng máy in laser màu.
Mục đích sử dụng: …(4)
Chủng loại máy:
– Tên máy: ………(5)
– Loại máy: ………(6)
– Số lượng: ………(7)
– Nước sản xuất: ……(8)
– Chi tiết máy: ……(9)
Chúng tôi cam kết sử dụng máy in theo đúng mục đích nêu trên và tuân thủ mọi quy định hiện hành của pháp luật.
………., ngày….tháng…năm….
Người làm đơn ký tên
(Nếu là cơ quan, tổ chức phải đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên nơi tiếp nhận đơn
(2): Điền tên cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cấp phép
(3): Điền địa chỉ, điện thoại của chủ thể yêu cầu
(4): Điền mục đích sử dụng
(5): Điền tên máy
(6): Điền loại máy
(7): Điền số lượng
(8): Điền tên nước sản xuất
(9): Điền chi tiết máy
4. Quy định về hoạt động in:
– Cơ sở pháp lý: Nghị định 25/2018/ND- CP
– Trước khi nhập khẩu, tổ chức, cá nhân phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông
– Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép không thể hiện đầy đủ thông tin theo mẫu quy định bị từ chối cấp giấy phép.
– Trước khi hoạt động, cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in theo quy định sau đây:
+ Cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Cơ sở in khác gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp hồ sơ gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật về chữ ký số và các quy định liên quan;”
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập;”
+ Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định.”
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
– Hồ sơ đề nghị cấp phép của cơ sở in không đầy đủ thông tin, thông tin không trung thực hoặc không thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện hoạt động quy định tại Điều 11 Nghị định này bị từ chối nhận hồ sơ cấp phép.
– Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in không phải đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp cơ sở in đề nghị cấp phép hoạt động in các sản phẩm quy định tại Nghị định này, đồng thời đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm mà cơ sở in có đủ điều kiện theo quy định của Luật xuất bản thì cấp chung trên một giấy phép.”
– Cơ sở in phải đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động in trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày giấy phép hoạt động in bị mất, bị hư hỏng.
Trường hợp có một trong các thay đổi về: Tên gọi của cơ sở in; địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ xưởng sản xuất của cơ sở in; loại hình tổ chức hoạt động của cơ sở in; thành lập hoặc giải thể chi nhánh của cơ sở in và người đứng đầu cơ sở in thì cơ sở in phải có văn bản
– Việc thu hồi giấy phép hoạt động in phải được thực hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.
+ Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra tại cơ sở in và lập biên bản. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra có văn bản báo cáo cơ quan đã cấp giấy phép hoạt động in.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu cơ sở in khắc phục nguyên nhân dẫn đến trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động in trong thời hạn 30 ngày.
Hết thời hạn 30 ngày, nếu cơ sở in không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động in, thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động in và yêu cầu cơ sở in nộp lại giấy phép đã cấp.
+ Thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động in đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này, cơ quan cấp giấy phép phải ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động in và yêu cầu cơ sở in nộp lại giấy phép đã cấp trong các trường hợp sau: Trên 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in mà cơ sở in không hoạt động; cơ sở in tự chấm dứt hoạt động hoặc chia tách, sáp nhập, giải thể, bị phá sản.
– Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in sản phẩm in không thuộc quy định tại các điểm a, c, và đ khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in.
– Trước khi hoạt động 15 ngày, cơ sở in phải gửi 02 tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in theo mẫu quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in theo quy định sau đây:
+ Cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Cơ sở in khác gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thiết bị in
– Nhập khẩu đúng với nội dung ghi trong giấy phép nhập khẩu.
– Không được sửa chữa, tẩy xóa, chuyển nhượng giấy phép nhập khẩu thiết bị in
– Tuân thủ quy định về nhập khẩu thiết bị in tại Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nhập khẩu thiết bị in.
Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in
– Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định của Nhà nước về ưu đãi đầu tư đối với hoạt động in quy định tại Điều 3 Nghị định này.
– Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định ưu đãi về thuế, các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với hoạt động in và bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật để thực hiện quy định tại Điều 3 Nghị định này.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động in.
– Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh – trật tự, phòng chống tội phạm trong hoạt động in.
– Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý thị trường trong hoạt động in.
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác trong phạm vi chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in.
Như vậy có thể thấy quy định về hoạt động in được pháp luật quy định, theo đó, các Bộ, cơ quan ngang bộ trong việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động in có trách nhiệm quan trọng trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động in, thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý thị trường trong hoạt động in… và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.