Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975 là vấn đề mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đế. Vậy, Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975 có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975 là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975 mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975 mới nhất:
- 4 4. Một số quy định về cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975 là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975 là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc được cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975. Mẫu đơn đề nghị nêu rõ thông tin cá nhân, tổ chức làm đơn, thông tin về bài hát…
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975 được dùng để gửi tới Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchđề nghị cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975 mới nhất:
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP
—————
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
.., ngày… tháng… năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
SỬ DỤNG BÀI HÁT ĐƯỢC SÁNG TÁC TRƯỚC NĂM 1975
Kính gửi: Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
(Đơn vị) … được thành lập ngày….theo giấy phép số… của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố…). Thực hiện kế hoạch, đơn vị tổ chức sản xuất chương trình ca múa nhạc và sân khấu, trong chương trình có sử dụng một số bài hát sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam (hoặc do người Việt Nam định cư ở nước ngoài sáng tác) nay đề nghị Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam, danh sách gồm:
STT | Tên bài hát | Tác giả | Năm sáng tác | Ghi chú |
1. | ||||
2. |
Cam kết:
– Thực hiện đúng các quy định về việc xét duyệt các bài hát được sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam và ở nước ngoài; về biểu diễn nghệ thuật; phát hành, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
– Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép./.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975 mới nhất:
– Phần kính gửi: Ghi rõ tên cơ quan cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác.
– Phần ký: Đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định về cấp giấy phép sử dụng bài hát được sáng tác trước năm 1975:
4.1. Phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu:
Hiện nay, Điều 29
1. Tổ chức, cá nhân phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu trực tiếp trước công chúng và nơi công cộng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Các tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài phát hành dưới hình thức xuất bản phẩm phải thực hiện quy định tại Khoản 3 Điều này và các quy định của pháp luật về xuất bản.
3. Tổ chức, cá nhân muốn phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Nghệ thuật biểu diễn. Hồ sơ gồm:
– 01 đơn đề nghị cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Mẫu số 08);
– 01 bản sao bản nhạc hoặc kịch bản sân khấu (có chứng nhận của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm);
– 01 bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của tác giả (đối với cá nhân đề nghị cho phép phổ biến);
– 01 bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đối tượng lần đầu thực hiện thủ tục hành chính và đối tượng trong quá trình hoạt động đã có hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này nộp bản sao có chứng thực hoặc mang bản gốc để đối chiếu);
– 01 bản sao văn bản nhận xét của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại (đối với cá nhân đề nghị phổ biến lần đầu);
– 01 bản ghi âm có nội dung tác phẩm.
4.Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức thẩm định và quyết định cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
4.2. Những tác phẩm cần xin cấp phép:
– Tác phẩm âm nhạc trong nước
– Tác phẩm âm nhạc nước ngoài
Hình thức sử dụng tác phẩm âm nhạc cần xin cấp phép
– Biểu diễn nhạc sống.
– Sử dụng bản ghi âm/ ghi hình.
Những lĩnh vực cần phải xin cấp phép khi sử dụng tác phẩm âm nhạc
– Phát thanh – Truyền hình
– Truyền thông (nhạc chuông, nhạc chờ, website âm nhạc…)
– Nhà hàng, karaoke, café, vũ trường
– Biểu diễn
– Xuất bản sách báo, băng đĩa nhạc
– Quảng cáo
– Siêu thị, cửa hàng
– Khách sạn, CLB, khu vui chơi giải trí
– Văn phòng cho thuê
– Sản xuất phim, quảng cáo
– Lĩnh vực khác.
Để xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc. Thì việc đầu tiên bạn cần lầm đó là chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết đề xin cáp phép
Hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
– Giấy tờ cung cấp thông tin về đối tượng sử dụng như: loại hình sử dụng, Hình thức sử dụng,….
– Bản xin giấy phép và trả tiền bản quyền âm nhạc.
– Hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc
– Giấy ủy quyền(Tùy thuộc vào đơn vị mà bạn ủy quyền thực hiện xin cấp phép)
Có hai cách để thực hiện xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc
Cách 1: Liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu cả tác phẩm âm nhạc, để thực hiện xin phép sử dụng và trả tiền phí sử dụng tác phẩm cho tác giả. Tuy nhiên việc liên hệ với tác giả không phải dễ dàng, không phải ai cũng có thể liên lạc trực tiếp với tác giả. Một vấn đề nữa là việc xin cấp phép sử dụng nhiều tác phẩm cùng một lúc sẽ gây cho bạn nhiều khó khăn và tốn rất nhiều thời gian.
Cách 2: Cách tối ưu nhất để thực hiện xin cấp phép sử dụng tác phẩm âm nhạc đó là bạn thực hiện ủy quyền cho Trung tâm bản quyền tác giả âm nhac, chúng tôi hợi tác trực tiếp với CVPMC. Một đơn vị được rất nhiều tác giả, chủ sở hữu, tổ chức đại diện trong và ngoài nước ủy quyền để kinh doanh tác phẩm nên chỉ cần làm việc thông qua VCPMC sẽ giúp quý khách hàng tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.
Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo Điều 34
1.Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
2.Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).
Điều 50. Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
1.Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
2.Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
– Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
3. Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Điều 51. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
1. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có quyền cấp lại, đổi, hủy bỏ giấy chứng nhận đó.
3. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục cấp lại, đổi, hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.